6 “Sự thật” có thể bạn chưa biết về cấu tạo da môi?
2023-01-16T10:54:16+07:00Có bao giờ bạn thắc mắc, tại sao bản thân sở hữu làn da dầu nhưng khu vực da quanh môi luôn khô hay chưa? Hay tại sao vùng da môi lại có màu sắc khác so với các vùng da khác trên khuôn mặt? Để giải đáp những thắc mắc này, hãy cùng Dermalogica khám phá cấu tạo da môi nhé!
6 “Sự thật” về cấu tạo làn da môi
Dưới đây là những sự thật bạn có thể chưa biết về vùng da này, cùng khám phá ngay nhé!
Sự thật 1: Vùng da môi mỏng hơn rất nhiều so với các vùng da còn lại
So với các vùng da khác trên cơ thể, cấu tạo da môi có nét khác biệt riêng. Da môi cũng có cấu tạo gồm 3 lớp: Lớp thượng bì (biểu bì), lớp trung bì và lớp hạ bì. Tuy nhiên cấu tạo vùng da này mỗi lớp lại có sự khác nhau. Với vùng da khác, mỗi lớp da sẽ lên tới 16 lớp tế bào nhưng với làn da môi con số này là từ 3-5 lớp tế bào. Do đó, vùng da môi mỏng mang và dễ tổn thương hơn rất nhiều.
Cấu tạo làn da môi và chức năng của từng lớp chính được thể hiện như sau:
- Lớp thượng bì (lớp biểu bì): là vùng da nằm phía ngoài cùng. Đây là vùng da chúng ta có thể chạm vào gồm các tế bào già cỗi (tế bào chết). Chức năng chính của lớp thượng bì là bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại như vi khuẩn, khói bụi...Đồng thời, ngăn ngừa khả năng mất nước của môi.
- Lớp trung bì: Đây được coi là lớp da thật. Lớp trung bì môi được cấu tạo gồm các sợi collagen, elastin và mô liên kết. Các thành phần này quyết định sự săn chắc và đàn hồi của vùng da môi.
- Lớp hạ bì là vùng da nằm trong cùng, chúng hoạt động như một tấm đệm cách nhiệt và tạo ra năng lượng cho cơ thể.
Sự thật 2: Da môi không chứa nhiều Melanocyte
Melanocyte là tế bào giúp tạo ra Melanin - hắc sắc tố. Melanin là thành phần quyết định màu sắc của da. Đồng thời, Melanin chính là cơ chế tự bảo vệ da khỏi những tác hại xấu từ tia tử ngoại có trong ánh nắng mặt trời. Các nghiên cứu đã chỉ ra: Da môi chứa rất ít tế bào Melanocyte.
Hơn nữa bề mặt da môi rất mỏng. Đây là lý do chúng ta có thể nhìn thấy sắc hồng đỏ trên môi. Màu hồng đỏ này chính là màu sắc của các mao mạch dưới da. Bởi những điều này nên da môi thường dễ bị tổn thương hơn so với các vùng da khác.
Sự thật 3: Cấu tạo da môi không có tuyến bã nhờn
Phần biểu bì là phần quyết định độ dày của da. Tuy nhiên, phần biểu bì ở môi rất mỏng. Do đó, da môi mềm và mỏng hơn rất nhiều so với những vùng da còn lại. Hơn nữa, da môi có cấu tạo đặc biệt, không có lỗ chân và tuyến nhờn nên khả năng tự cấp ẩm của da môi rất hạn chế. Da môi dễ bị khô và bong tróc, đặc biệt là khi cơ thể thiếu nước hoặc thời tiết hanh khô. Đây cũng chính là lý do, làn da môi cần được quan tâm và bảo vệ đúng cách.
Sự thật 4: Vùng da môi là một trong những vùng da nhạy cảm nhất trên cơ thể
Cũng giống như khu vực đầu ngón tay, khu vực da môi dù chỉ chiếm một tỷ trọng diện tích nhỏ trên cơ thể nhưng đây là nơi tập trung số lượng dây thần kinh lớn. Thêm vào đó, lớp biểu bì da môi mỏng nên da môi có khả năng tiếp nhận xúc giác mạnh mẽ.
Cũng giống như đầu các ngón tay, môi cũng sở hữu lượng dây thần kinh nhiều hơn các vùng khác của cơ thể. Cộng với việc sở hữu lớp biểu bì mỏng manh, thì những tác động lên bờ môi của con người sẽ dễ dàng mang lại cho chúng ta những cảm xúc mạnh mẽ. Bởi vậy, khi thể hiện tình yêu thương với một ai đó, con người thường dùng môi để hôn, cũng là cách cho đối phương cảm nhận rõ ràng hơn tình cảm của mình. Khi nhận được nụ hôn của người khác vào môi, chính sự mỏng manh của da môi và những dây thần kinh dày đặc khiến bạn có những cảm xúc thăng hoa ngọt ngào.
Sự thật 5: Hình dáng đôi môi thay đổi theo thời gian
Hình dáng đôi môi và độ căng bóng, săn chắc được quyết định bởi lượng Protein - Collagen trong cơ thể. Trước độ tuổi 25, phần lớn da môi của chúng ta đều rất căng mọng. Tuy nhiên, từ độ tuổi 25 trở đi, mỗi năm da mất đi 1,5% collagen. Và cho tới độ tuổi 60, da đã mất hơn 60% lượng collagen. Sự suy giảm collagen dẫn tới sự thay đổi về hình dạng của môi. Đôi môi sẽ mỏng dần và thiếu săn chắc.
Sự thật 6: Màu sắc và biểu hiện của da môi có thể giúp phát hiện bệnh sớm.
Theo các bác sĩ, quan sát màu sắc và biểu hiện của vùng da môi, bạn cũng có thể tự kiểm tra một số vấn đề về sức khỏe. Dưới đây là một số dấu hiệu về sức khỏe được biểu hiện qua vùng da môi bạn có thể tham khảo:
- Dấu hiệu môi khô, nứt nẻ: Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu nước. Bạn có thể cải thiện bằng cách bổ sung thêm lượng nước cho cơ thể. Hoặc sử dụng các sản phẩm dưỡng môi giúp ngăn ngừa sự thoát nước trên bề mặt da môi.
- Dấu hiệu môi nổi các vết sần: các vết sần là dấu hiệu cơ thể đang gặp những bất thường như: dị ứng, phản ứng phụ hoặc bị virus tấn công (như virus herpes gây mụn rộp trên môi)
- Môi nhợt nhạt, thiếu sắc hồng: Tình trạng môi mất màu hồng vốn có mà chuyển qua màu xanh nhợt nhạt có thể là dấu hiệu sự lưu thông oxy trong máu kém. Trong trường hợp này, bạn có thể có các triệu chứng tương tự ở ngón tay và ngón chân. Màu môi nhợt nhạt cũng có thể do chứng thiếu máu, một bệnh cần thăm khám sớm.
Tạm Kết
Dermalogica hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về cấu tạo của da môi. Trong bài viết kỳ sau chúng ta sẽ cùng giải đáp lý do da môi bị thâm và cách chăm sóc giúp làm hồng da môi. Cùng đón đọc trong bài viết kỳ sau của Dermalogica nhé!