Một trong những vấn đề về da đang được quan tâm hiện nay chính là tình trạng mất sắc tố da. Nguyên nhân do sắc tố trên bề mặt da bị giảm hoặc mất tạm thời. Từ đó xuất hiện những lốm đốm trắng hoặc những mảng trắng. Không chỉ gây viêm mà còn khiến da mất đi màu sắc vốn có của nó. Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề da bị mất sắc tố phải làm sao để phòng ngừa và điều trị?
Đừng bỏ qua bài viết cách phòng ngừa và điều trị da bị mất sắc tố dưới đây. Các chuyên gia trị liệu Dermalogica sẽ giúp bạn giải đáp ngay!
Tìm hiểu chung về chứng giảm sắc tố da
Giảm sắc tố da là gì?
Giảm sắc tố là tình trạng sắc tố trên bề mặt da bị giảm hoặc mất tạm thời. Biểu hiện qua những lốm đốm trắng hoặc những mảng trắng. Đây chính là kết quả của sự suy giảm số lượng hạt sắc tố Melanin. Hoặc có thể do tế bào sinh ra sắc tố Melanocyte hay Amino Acid Tyrosine. Hay có thể hiểu lúc này tế bào da bị rối loạn dẫn đến không thể sản xuất đủ Melanin. Từ đó làm cho tông da sáng lên, có màu nhẹ hơn so với màu da tổng thể.
Dấu hiệu nhận biết làn da bị mất sắc tố
Da bị mất sắc tố phải làm sao để nhận biết? Tình trạng này thường xảy ra cục bộ hoặc trên toàn bộ cơ thể. Trong đó, với các trường hợp cục bộ sẽ xuất hiện các mảng da màu trắng có kích thước và hình dạng khác nhau. Theo các chuyên gia hàng đầu thế giới về da liễu, chứng rối loạn các sắc tố da này có thể do nhiều nguyên nhân. Bao gồm viêm da, chấn thương da, lạm dụng phương pháp thẩm mỹ da, bệnh lý về da,... Cụ thể:
Bệnh bạch biến:
Bạch biến (Vitiligo) là một dạng bệnh tự miễn khi các tế bào sản xuất sắc tố bị tổn thương. Nó gây ra các mảng màu trắng, mềm mịn ở bất kì đâu trên da và vẫn chưa có thuốc điều trị. Bệnh có thể gặp cả ở nam và nữ nhưng có xu hướng nữ nhiều hơn nam. Tuy không gây nguy hiểm, nhưng đôi khi bệnh bạch biến có thể liên quan đến các bệnh tuyến giáp.
Bạch tạng:
Bạch tạng (Albinism) là bệnh rối loạn sắc tố bẩm sinh di truyền theo gen lặn đồng hợp tử. Gen này làm cơ thể bị khiếm khuyết men Tyrosinase (một enzyme quan trọng tham gia vào quá trình tổng hợp Melanin. Sắc tố da ở người mắc bệnh này thường có màu nhạt hơn so với những người bình thường. Giống như bệnh bạch biến, hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh bạch tạng.
Chấn thương do thẩm mỹ xâm lấn da
Ngoài ra, giảm sắc tố còn là hậu quả của việc thực hiện không đúng cách các phương pháp thẩm mỹ xâm lấn da như peel da, laser,… Nguyên nhân là do sử dụng năng lượng quá cao khi điều trị. Đặc biệt là nếu để da bị chảy máu sau khi bắn thì nguy cơ mất sắc tố rất cao.
Các bệnh lý khác
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, chứng giảm sắc tố còn bao gồm các bệnh lý khác. Chẳng hạn như vảy phấn trắng, lang ben, lichen xơ hóa, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, bệnh vảy nến,… Những triệu chứng này phải cần khá nhiều thời gian để phục hồi. Chỉ có thể tạm thời khắc phục bằng cách dùng mỹ phẩm để che phủ những phần da bị mất sắc tố.
Da bị mất sắc tố phải làm sao?
Da bị mất sắc tố phải làm sao để điều trị dứt điểm? Điều này sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề, sức khỏe tổng quát, tuổi tác và vùng da bị ảnh hưởng. Trong đó, giảm sắc tố da do các tình trạng mãn tính thường phức tạp, khó ngăn ngừa. Đôi khi là không thể ngăn ngừa. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp nằm trong sự kiểm soát mà bạn có thể khắc phục thông qua các biện pháp sau:
Chăm sóc và bảo vệ da cẩn thận
Giảm sắc tố da do rối loạn viêm da hay nhiễm trùng thường có thể tự khỏi sau vài tuần hoặc vài tháng. Do đó, hãy chú ý chăm sóc và bảo vệ da cẩn thận trong quá trình phục hồi sau những tổn thương. Đồng thời áp dụng các biện pháp thúc đẩy tự chữa lành. Nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mất sắc tố. Tuyệt đối không được cạy lớp vảy trên da hay để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt, đừng quên dùng thuốc mỡ để thúc đẩy quá trình tự hồi phục của da.
Lựa chọn phương pháp thẩm mỹ da uy tín
Không tự ý áp dụng các phương pháp làm đẹp có nguy cơ gây giảm sắc tố da như peel da tại nhà. Thay vào đó, hãy lựa chọn các cơ sở thẩm mỹ da uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn. Bạn cũng nên cảnh giác và cẩn thận với các loại mỹ phẩm làm trắng da không rõ nguồn gốc. Vì chúng có thể chứa các thành phần gây hại và làm rối loạn sắc tố da.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu
Bên cạnh các biện pháp nêu trên, da bị mất sắc tố phải làm sao để ngăn ngừa? Trong nhiều trường hợp có thể tự biến mất hay trở lại bình thường mà không cần can thiệp. Tuy nhiên, giảm sắc tố do các nguyên nhân như dermabrasion, peel da, tái tạo bề mặt da bằng laser hoặc trị liệu... Thì bạn cần thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán và đề xuất cách điều trị phù hợp với tình trạng của bản thân.
Lời kết:
Bạn thấy đấy, da bị mất sắc tố phải làm sao cải thiện là vấn đề không mấy dễ chịu đối với những người mắc phải. Vì thế, để có được phương hướng điều trị chuẩn xác và hiệu quả nhất. Bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây ra vấn đề, sức khỏe tổng quát và tình trạng vùng da bị ảnh hưởng. Dermalogica chúc bạn sớm tìm ra giải pháp thích hợp với mình.