Niacinamide không dùng chung với chất nào?
2022-04-25T09:37:55+07:00Niacinamide là một thành phần ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong chu trình làm đẹp nhờ hiệu quả mà nó đem lại. Tuy nhiên, dù có tốt đến đâu thì Niacinamide cũng sẽ hợp và không hợp với các chất khác nhau. Khiến cả 2 không thể phát huy được hiệu quả thậm chí có thể gây tác động xấu đến da. Bài viết sau sẽ lý giải vấn đề xoay quanh Niacinamide không dùng chung với chất nào. Để các bạn có thể biết cách kết hợp những thành phần khác nhau trong chu trình chăm sóc da của mình.
Niacinamide là chất gì?
Niacinamide thuộc nhóm Vitamin B, là dẫn xuất của phức hợp vitamin B3. Được sản xuất trong sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm. Nhờ khả năng loại bỏ vấn đề da liên quan đến mụn và lỗ chân lông.
Niacinamide là chất dinh dưỡng thiết yếu giúp kích thích sự phát triển của các tế bào da. Thế nhưng cơ thể chúng ta không tự sản sinh Niacinamide. Do đó, mọi người có thể bổ sung chất này thông qua việc ăn uống, sử dụng thuốc hay bôi ngoài da. Tuy nhiên để bạn đọc hạn chế việc bị kích ứng da. Bạn cần biết rõ tác dụng và Niacinamide không dùng chung với chất nào sau đây.
Niacinamide có vai trò gì đối với làn da?
Với nhiều lợi ích tuyệt vời, Niacinamide là hoạt chất được đông đảo chị em lựa chọn vào chu trình chăm sóc da của mình. Hiện nay, các thương hiệu mỹ phẩm chăm sóc da trên thị trường đa phần đều có chứa thành phần Niacinamide. Thành phần này không chỉ giúp cải thiện làn da bị mất nước, sạm màu, lão hóa sớm. Mà còn giúp thu nhỏ lỗ chân lông và làm tăng khả năng phục hồi, cải thiện kết cấu da hiệu quả. Hơn nữa, Niacinamide cũng được chứng minh là có tác dụng chống viêm trên da rất tốt. Nhất là khả năng điều trị các vấn đề về mụn trứng cá và hồng ban.
Niacinamide không dùng chung với chất nào?
Như đã đề cập ở trên, dù tích hợp nhiều công dụng vượt trội. Nhưng không phải chất nào cũng có thể kết hợp với Niacinamide để mang lại hiệu quả chăm sóc da tốt nhất.
AHA
Bạn có biết, việc sử dụng Niacinamide với AHA có thể gây kích ứng da. Nhất là đối với ai sở hữu làn da nhạy cảm. Lý do là các loại axit trong nhóm AHA có độ pH thấp nên nó sẽ làm ảnh hưởng đến độ pH trung tính của Niacinamide. Bên cạnh đó, khi hai chất này dùng chung sẽ tạo ra axit Nicotinic. Một chất có thể khiến da bị kích ứng và xuất hiện mẩn đỏ. Do đó, hãy cẩn thận hoặc tuyệt đối nên tránh dùng cả hai chất này cùng lúc. Vì không những mỹ phẩm bị vô hiệu hóa tác dụng mà tình trạng da bạn còn có thể tệ hơn. Vậy ngoài AHA/BHA, Niacinamide không dùng chung với chất nào khác?
Vitamin C dạng nguyên chất
Niacinamide vốn là một thành phần có tính ổn định và khá bền vững. Thế nhưng khi gặp độ pH rất thấp và nhiệt độ cao, nó có thể biến thành Niacin. Có thể lấy sự kết hợp giữa Niacinamide và L-Ascorbic Acid (một dạng của Vitamin C) có độ pH thấp làm ví dụ điển hình. Phản ứng này sẽ từ chuyển biến thành Niacin và gây ra việc da mặt bị đỏ ngứa ở một số người.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi sử dụng Niacinamide và Vitamin C trong cùng một quy trình. Thay vì dùng Vitamin C ở dạng nguyên chất như Vitamin C tươi, L-Ascorbic Acid. Bạn hãy dùng một số phái sinh của hoạt chất này như axit Sodium Ascorbic (SAP) hay axit Magnesium Ascorbic Acid (MAP),… Hoặc tốt nhất nên sử dụng ở hai thời điểm khác nhau. Để đảm bảo các thành phần này hoạt động tốt nhất và tránh các trường hợp xấu xảy ra.
Một số lưu ý khi sử dụng Niacinamide trong quy trình chăm sóc da
Ngoài việc tìm hiểu Niacinamide không dùng chung với chất nào khác. Để tránh xảy ra sự cố không mong muốn. Cũng như tận dụng tối đa các sản phẩm hiện có. Bạn cũng nên nắm vững một số lưu ý khi sử dụng Niacinamide sau:
Lưu ý #1
Thứ nhất, Niacinamide hoạt động tốt trong môi trường pH từ 5.5 - 6.5. Nếu sử dụng thành phần này trong môi trường axit hoặc bazo. Niacinamide sẽ dễ bị thủy phân, gây châm chích hoặc kích ứng. Do đó, bạn cần đảm bảo cân bằng da trước khi sử dụng hoạt chất này. Giải pháp để sử dụng cả Niacinamide và thành phần axit trong cùng một quy trình chăm sóc da đó là thời gian. Hãy để cho làn da có đủ thời gian để trở về trạng thái pH cân bằng trước khi sử dụng các chất còn lại.
Lưu ý #2
Thứ hai, nên sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần Niacinamide không quá 10%. 10% là con số tối đa và lý tưởng nhất để lựa chọn.
Lưu ý #3
Nên tham khảo thêm ý kiến chuyên gia, tìm hiểu về loại da và sử dụng đúng cách. Đừng quên dùng thêm các sản phẩm chống nắng để tạo được lớp màng kép bảo vệ da. Để phát huy tối đa công dụng của Niacinamide cũng như giúp da ngăn được tác nhân gây hại từ môi trường.
Lưu ý #4
Ngoài việc sử dụng các loại mỹ phẩm bôi ngoài da có chứa Niacinamide. Nên bổ sung Niacinamide bằng thực phẩm hằng ngày như trứng, ngũ cốc, rau xanh, đậu, cá, sữa,...
Lời kết
Hy vọng với những thông tin hữu ích mà Dermalogica chia sẻ trên đây. Bạn đã giải tỏa được thắc mắc về vấn đề Niacinamide không dùng chung với chất nào. Thực ra, việc tìm một hoạt chất “sinh ra để dành cho mình” là rất khó. Do đó, bạn không chỉ cần hiểu rõ về tình trạng da của mình. Mà còn nên kiên nhẫn nghiên cứu về bản chất của các thành phần. Chúc bạn sớm có được làn da sáng mịn, khỏe đẹp không tì vết.