Peel da body có tác dụng gì? Cách chăm sóc da body sau peel
2022-09-15T09:30:01+07:00Bạn đang muốn cải thiện vùng da body bị sạm đen hoặc thô ráp? Peel da body là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. Tuy nhiên, peel da sai cách sẽ khiến làn da bạn bị suy yếu hơn và dễ bị kích ứng. Dermalogica sẽ giới thiệu đến các bạn cách peel da cho body đúng chuẩn. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!
Peel da là gì?
Peel da là phương pháp điều trị thẩm mỹ có thể được áp dụng cho mặt, cổ và body. Nó được sử dụng để cải thiện vẻ ngoài hoặc kết cấu của làn da. Trong quy trình này, sản phẩm peel da sẽ được thoa lên vùng da đang được lột tẩy. Khiến da bị tróc vảy và cuối cùng sẽ bong ra. Khi đó, xuất hiện lớp da mới bên mịn hơn, ít nếp nhăn và sáng khỏe hơn.
Peel da body phù hợp với đối tượng nào?
Bạn đang thắc mắc liệu có nên áp dụng phương pháp peel da hay không ư? Nếu làn da bạn gặp những vấn đề sau. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp làm đẹp này.
- Tẩy tế bào chết chuyên sâu.
- Điều trị chứng tăng sắc tố da và làn da không đều màu.
- Trẻ hóa da mặt.
- Làm thông thoáng lỗ chân lông.
- Giảm thiểu mụn đầu đen.
- Giảm độ sâu của nếp nhăn hoặc sẹo mụn.
- Làm sáng màu da.
- Tăng cường sự hấp thụ của các sản phẩm chăm sóc da khác.
Các cấp độ peel da
Peel da cấp độ nhẹ
Phương pháp peel da body này thường tốn ít hoặc không tốn thời gian hồi phục. Sản phẩm không thâm nhập sâu vào bề mặt da. Nó giúp tẩy tế bào chết nhẹ nhàng. Đồng thời đây cũng là lựa chọn phù hợp nhất cho các bạn có vấn đề về da nhẹ. Chẳng hạn như da bị mờ xỉn hoặc thô ráp.
Hình thức peel da: Peel da với Mandelic Acid, Lactic và Salicylic Acid nồng độ thấp.
Peel da cấp độ trung bình
Lúc này, sản phẩm thâm nhập sâu hơn (lớp giữa của da). Mục tiêu được nhắm đến là loại bỏ các tế bào da bị tổn thương. Phương pháp này phù hợp nhất cho các vấn đề về da ở mức độ vừa phải. Chẳng hạn như sẹo bề mặt, các nếp nhăn và các vết nám hoặc đồi mồi. Nó còn được sử dụng trong điều trị tăng trưởng da tiền ung thư.
Hình thức peel da: Peel da với Glycolic Acid, Jessner và TCA có tỷ lệ nồng độ cao.
Peel da cấp độ chuyên sâu
Như tên của nó, chúng thâm nhập rất sâu vào lớp giữa của da. Chúng nhắm mục tiêu vào các tế bào da bị tổn thương. Đồng thời cải thiện sẹo từ trung bình đến nặng, nếp nhăn sâu và da đổi màu.
Hình thức peel da: Peel da với TCA và phenol có nồng độ cao. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được tự ý dùng phương pháp peel da chuyên sâu tại nhà. Hãy đến gặp các bác sĩ da liễu để được điều trị đúng cách và an toàn cho da.
Các phương pháp peel da body bạn nên biết
Peel da Enzyme
Đây là loại peel da nhẹ nhất vì thành phần này có nguồn gốc từ thực vật. Nó đặc biệt phù hợp cho những bạn có làn da nhạy cảm. Hoặc những bạn có làn da không thể dung nạp axit.
Nhưng không giống như axit alpha hydroxy (AHA) và axit beta hydroxy (BHA). Peel da bằng enzyme không thực sự làm tăng sinh tế bào. Thay vào đó, nó giúp loại bỏ da chết và làm thông thoáng lỗ chân lông. Đồng thời không làm cho da của bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
Peel da với Mandelic Acid
Mandelic Acid giúp cải thiện kết cấu da và làm mờ các nếp nhăn. Nó cũng giúp giảm thiểu mụn trứng cá và giúp cải thiện tình trạng tăng sắc tố da. Khi sử dụng phương pháp này, bạn có thể an tâm vì nó không gây kích ứng hoặc mẩn đỏ. Khi Mandelic Acid được sử dụng kết hợp với Salicylic Acid. Cách peel da body này hiệu quả hơn so với Glycolic Acid.
Peel da với Lactic Acid
Lactic Acid là một trong những thành phần tốt cho da vì nó giúp peel da nhẹ nhàng. Lactic Acid có tác dụng làm mịn da, cải thiện tông da. Thêm nữa là giúp làm mờ các nếp nhăn nhỏ. Nó có hiệu quả tốt hơn Glycolic Acid trong điều trị chứng tăng sắc tố và da không đều màu. Ngoài ra, Lactic Acid cũng giúp dưỡng ẩm da.
Peel da với Salicylic Acid
Đây là một trong những phương pháp tốt nhất để điều trị mụn trên cơ thể. Salicylic Acid có đặc tính tan trong dầu. Do đó nó sẽ đi sâu vào các lỗ chân lông một cách hiệu quả. Nhờ đó giúp loại bỏ các tế bào da chết và dầu thừa tích tụ. Làm thông thoáng lỗ chân lông.
Không như Glycolic Acid và các AHA khác, Salicylic Acid không làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng. Do đó nó có thể hạn chế tình trạng dẫn đến ban đỏ do tia UV. Ngoài ra, nó còn cải thiện tình trạng nám da, da bị tổn thương do ánh nắng…
Peel da với Glycolic Acid
Phương pháp peel da body bằng Glycolic Acid thâm nhập sâu hơn vào tầng giữa của da. Do đó, nó được xếp vào cấp độ peel da trung bình.
Glycolic Acid làm tăng sản xuất collagen,điều chỉnh kết cấu da. Đồng thời giúp làm sáng da và nuôi dưỡng làn da tươi mới. Thêm vào đó là giảm nếp nhăn, và là thành phần đặc biệt tuyệt vời cho sẹo mụn.
Glycolic Acid cũng điều trị tăng sắc tố và mụn trứng cá. Tuy nhiên hiệu quả không bằng Salicylic Acid.
Peel da Jessner
Đây là loại peel da trung bình. Nó được tạo thành từ ba thành phần chính là Salicylic Acid, Lactic Acid và Resorcinol. Đây là một lựa chọn tuyệt vời cho da tăng sắc tố, da bị mụn trứng cá hoặc da dầu. Nhưng nên tránh nếu bạn có làn da khô hoặc nhạy cảm. Vì phương pháp này có thể gây khô da.
Peel da TCA
TCA là loại peel da mạnh nhất trong số các phương pháp đã được liệt kê. Phương pháp này rất tốt cho da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời. Thêm vào đó là cải thiện chứng tăng sắc tố da, giảm thiểu nếp nhăn và vết chân chim. Đồng thời làm mờ các vết rạn da và sẹo mụn.
Cách peel da body đúng chuẩn tại nhà
# Bước 1: Làm sạch da
Trước khi peel da toàn thân, bạn cần loại bỏ mồ hôi và dầu nhờn trên cơ thể. Theo các chuyên gia da liễu, đây là bước cực kỳ quan trọng cho quá trình peel da. Bạn nên dùng các loại xà phòng hoặc sữa tắm dịu nhẹ cho da. Tốt nhất là chọn những sản phẩm không chứa thành phần tẩy tế bào chết.
# Bước 2: Xác định vị trí các khu vực có thể peel da
Nếu lo lắng về việc dung dịch peel da có thể loang đến những vùng da nhạy cảm. Chẳng hạn đang có vết thương nhỏ. Bạn có thể dùng cọ quạt hoặc cọ nền để thoa. Điều này sẽ giúp tán đều sản phẩm lên da. Đồng thời giúp bạn tránh được các vùng da đang bị thương.
# Bước 3: Tiến hành peel da
Bạn nên buộc tóc gọn gàng trước khi peel da. Đầu tiên bạn nên bắt đầu từ những vùng da khỏe nhất, dày nhất và ít nhạy cảm nhất. Thường là vùng vai, ngực và lưng. Tiếp theo, thoa dần lên cánh tay và chân của bạn. Bắt đầu với cẳng chân, đầu gối và khuỷu tay vì những vùng này có da dày hơn. Cuối cùng, thoa đến những vùng có da mỏng hơn. Đợi trong vòng 10 phút.
# Bước 4: Rửa sạch
Trong khi rửa, hãy đảm bảo rằng nước không quá nóng. Theo các chuyên gia da liễu, không nên dùng nước nóng sau khi peel da vùng body. Nhưng hãy đảm bảo rằng nước cũng không lạnh. Lý tưởng nhất là sử dụng nước ở nhiệt độ phòng hoặc nước ấm.
Tác dụng phụ của phương pháp peel da cho vùng body
Các tác dụng phụ mà bạn gặp phải phần lớn phụ thuộc vào độ mạnh, nồng độ mà bạn dùng.
Đối với các loại peel da body như 15% Salicylic hoặc 25% Mandelic Acid. Sẽ có ít hoặc không có tác dụng phụ. Da sẽ bị mẩn đỏ nhẹ, nhưng sẽ giảm dần sau một hoặc hai giờ. Da có thể bị bong tróc trong vòng hai đến ba ngày. Tuy nhiên, điều này là khá phổ biến với các phương pháp peel da nhẹ.
Đối với các sản phẩm có nồng độ cao hơn. Bạn chắc chắn sẽ gặp hiện tượng bong tróc da và mẩn đỏ. Quá trình này có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Các tác dụng phụ hiếm gặp bao gồm:
- Thay đổi màu da (thường gặp ở những bạn có làn da sẫm màu)
- Nhiễm trùng
- Sẹo (rất hiếm)
Chăm sóc body sau peel da
Trong ít nhất 24 giờ sau peel. Bạn cần đảm bảo rằng mình không sử dụng các thành phần hoạt tính. Chẳng hạn như Tretinoin (Retin-A), Retinoids. Hoặc các sản phẩm có độ pH thấp.. Ví dụ như những sản phẩm chứa thành phần Glycolic Acid, Salicylic Acid hoặc Vitamin C (Ascorbic Acid). Đồng thời tránh dùng các sản phẩm tẩy tế bào chết.
Bạn cũng nên sử dụng kem dưỡng ẩm giúp tăng cường và sửa chữa lớp màng ẩm của da. Tìm kiếm các thành phần như Ceramides và Hyaluronic Acid. Cũng như các thành phần có chức năng giúp thúc đẩy quá trình phục hồi da và dưỡng ẩm.
Qua bài viết trên, Dermalogica hy vọng các bạn đã hiểu thêm về cách peel da body. Nếu bạn muốn cải thiện vùng da toàn thân, hãy thử phương pháp này. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý cả cách chăm sóc da sau peel nữa nhé. Dermalogica chúc bạn đọc sớm đạt được kết quả như mong muốn!