Tại sao môi bị thâm? 4 Sai lầm khiến môi không hồng hào
2022-11-07T09:37:58+07:00“Da trắng môi hồng” - đây là một tiêu chuẩn về vẻ đẹp của đại đa số người dân châu Á. Vì vậy, để cải thiện màu sắc cho môi trước hết bạn cần hiểu rõ màu sắc trên môi là do đâu? Tại sao môi bị thâm? Hãy cùng tìm hiểu với Dermalogica trong bài viết kỳ này nhé!
Màu sắc đôi môi được quyết định do đâu?
Xét về cấu trúc môi, do da môi rất mỏng nên sắc hồng của môi chính là màu sắc của những mạch máu nằm dưới da. Vùng da môi dù đặc biệt hơn so với các vùng da khác nhưng cũng có chứa Melanin - tế bào hắc sắc tố dù ít hơn rất nhiều. Hệ mạch máu dưới da tạo ra màu hồng cho môi nhưng chúng ta sẽ nhìn màu hồng này qua lớp da môi. Môi bạn có hồng hay thâm chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi sắc tố da. Vì vậy, thường những người sở hữu nền làn da tự nhiên trắng sáng thì màu sắc môi cũng hồng hơn. Ngược lại, những người sở hữu nền da tối màu hơn thì màu sắc môi cũng sẫm hơn.
Lớp da môi thường xuyên được thay mới liên tục. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện màu sắc cho đôi môi bằng cách loại bỏ phần tế bào chết và nuôi dưỡng lớp da mới cho môi.
Vậy tại sao môi bị thâm? Cùng Dermalogica tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết nhé!
Tại sao môi bị thâm?
Môi bị thâm và sậm màu, ngoài yếu tố tự nhiên do gen còn vì một số thói quen không đúng khi sinh hoạt hàng ngày gây ra. Hãy cùng điểm xem liệu bạn có đang mắc sai lầm nào không nhé!
Sai lầm 1: Lạm dụng trà, cà phê và hút thuốc lá
Sử dụng các sản phẩm có màu đậm như trà, cà phê có thể khiến môi bị sậm màu. Càng lạm dụng các loại đồ uống này, không chỉ môi mà răng của bạn cũng sẽ bị ố vàng.
Bên cạnh đó, tình trạng môi sậm màu thường xuất hiện ở những người hút thuốc. Các nếp nhăn dọc quanh miệng, môi và nướu đậm màu hơn so với bình thường là những đặc điểm đôi môi ở những người hút thuốc.
Tại sao môi bị thâm? Nguyên nhân cho tình trạng trên là do chất Nicotine có trong thuốc lá. Nicotine khiến các mạch máu bị co lại khiến lưu lượng máu giảm, máu thiếu oxy và có màu sậm. Sử dụng thuốc lá trong thời gian dài sẽ khiến môi xuất hiện những đốm màu tím, đen hoặc nâu sẫm. Không chỉ vậy, hút thuốc còn khiến quá trình lão hóa da diễn ra nhanh hơn, gây ra sự chảy xệ và nếp nhăn trên bề mặt da.
Sai lầm 2: Không tẩy da chết cho vùng môi
Nhiều người trong chúng ta đều rất cẩn thận trong quá trình chăm sóc da mặt, tẩy tế bào chết thường xuyên. Nhưng chúng ta lại chưa có sự chăm sóc đúng mức cho làn da môi. Dẫn tới việc chúng ta quên mất, đôi môi cũng cần được tẩy tế bào chết thường xuyên.
Da môi rất khác biệt so với da mặt. Da môi gồm 2 cấu trúc chính: vùng bán niêm mạc và niêm mạc. Hai vùng này còn được chia ra gồm: vùng môi khô và vùng môi ướt. Ranh giới của hai vùng môi này chính là rãnh môi - điểm khớp của môi trên và môi dưới.
- Vùng môi ướt: Từ phần rãnh môi trở vào bên trong
- Vùng môi khô: Từ phần rãnh môi hướng ra bên ngoài.
Vùng môi khô chính là vùng chúng ta cần tập trung chăm sóc. Cấu trúc da môi mỏng, không có tuyến dầu nên tốc độ tái tạo vùng da môi nhanh hơn rất nhiều so với những vùng da khác. Vì vậy, việc tẩy tế bào chết vùng môi sẽ giúp loại bỏ lớp tế bào già cỗi gây xỉn màu môi. Đồng thời, giúp vùng da môi tăng khả năng hấp thụ các sản phẩm dưỡng.
Sai lầm 3: Dùng các sản phẩm dưỡng môi sai cách
Đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao mình có sử dụng các sản phẩm dưỡng môi nhưng môi vẫn khô hay không? Có thể bạn đang dưỡng môi sai cách!
Dưỡng môi sai cách chính là việc bôi dưỡng trên nền môi chưa sạch hoặc khi môi khô. Công dụng chính của các sản phẩm dưỡng môi chính là giữ lại lượng nước chúng ta vừa làm ẩm trước đó trên môi. Vì vậy, trước khi thoa dưỡng môi hãy làm sạch và làm ẩm bề mặt môi nhé!
Sai lầm 4: Sử dụng son màu quá nhiều
Với các bạn nữ, việc sử dụng son màu hàng ngày chắc hẳn là một điều không thể thiếu. Sử dụng quá nhiều son đặc biệt là son lì sẽ khiến môi bị thâm. Khiến bề mặt da môi thiếu thông thoáng. Đồng thời, việc tẩy trang cho son lì cũng khiến môi bị khô hơn rất nhiều.
Lời khuyên cho các bạn nữ trong trường hợp này: Không nên đánh son quá nhiều! Ngoài những lúc cần đánh son, khi ở nhà hay đeo khẩu trang bạn nên thay thế những thỏi son có màu bằng các loại son dưỡng môi. Bên cạnh đó, để bảo vệ da môi trước tác hại của ánh nắng mặt trời, bạn có thể lựa chọn thêm những sản phẩm son dưỡng có chứa thành phần chống nắng nhé!
Trên đây là 4 sai lầm thường gặp khiến môi chúng ta bị thâm. Bạn có đang mắc phải sai lầm nào không? Nếu có hãy điều chỉnh nhé!
Dermalogica đã cùng bạn giải đáp thắc mắc: Tại sao môi bị thâm? Bài viết kỳ sau, chúng tôi sẽ giải đáp tiếp cách khắc phục tình trạng dễ bị nứt nẻ và thâm môi.