Rạn da là gì? Nguyên nhân và cách trị rạn da

Rạn da tuy không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng khá nhiều đến thẩm mỹ và ngoại hình. Vậy rạn da là gì? Nguyên nhân nào gây rạn da? Làm sao để chữa các vết rạn trên da? Bài viết dưới đây của Dermalogica sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng da này.

Rạn da là gì?

Rạn da xảy ra khi da của bạn nhanh chóng căng ra rồi co lại. Nó thường xuất hiện dưới dạng các vết sẹo chạy dọc trên da.

Rạn da rất phổ biến. Tình trạng này thường xảy ra trong khi mang thai. Hoặc do những thay đổi đột ngột về cân nặng của bạn. Rạn da có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể. Nhưng chúng phổ biến nhất trên bụng, ngực, cánh tay, đùi và mông.

Rạn da không gây hại cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, chúng có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ của làn da và khiến nhiều bạn lo lắng.

Các dấu hiệu của rạn da

Dấu hiệu của rạn da là gì? Trước khi các vết rạn da xuất hiện, da sẽ trở nên mỏng đi và hơi đỏ. Bên cạnh đó, bạn có thể cảm thấy ngứa khi bắt đầu bị rạn da.

Sau đó, sẽ xuất hiện các vết nhăn. Chúng có thể có màu đỏ, tím, hồng, nâu đỏ hoặc nâu sẫm, tùy thuộc vào màu da. Cuối cùng, các vết rạn da phẳng dần. Và theo thời gian, chúng sẽ chuyển thành màu trắng và bóng.

Nguyên nhân gây rạn da

Một số nguyên nhân phổ biến gây rạn da gồm:

  • Mang thai. Trên 50% phụ nữ đang mang thai sẽ bị rạn da trong thời gian dài trước và sau khi sinh.
  • Tuổi dậy thì. Tăng trưởng nhanh là điển hình ở những bạn trong độ tuổi dậy thì. Điều này có thể dẫn đến các vết rạn da.
  • Tăng cân nhanh và giảm cân đột ngột. Một nguyên nhân tiếp theo của rạn da là gì? Câu trả lời chính là sự thay đổi đột ngột trong cân nặng. Trọng lượng cơ thể tăng lên nhiều và giảm nhanh đi chóng có thể gây ra các vết rạn da.
  • Các vấn đề về sức khỏe. Một số vấn đề về sức khỏe của bạn có thể gây ra các vết rạn da. Chẳng hạn như hội chứng Marfan và hội chứng Cushing. Hội chứng Marfan có thể dẫn đến giảm độ đàn hồi trong mô da. Trong khi đó, hội chứng Cushing có thể khiến cơ thể tạo ra quá nhiều hormone. Dẫn đến tăng cân nhanh chóng và khiến làn da dễ bị mỏng đi, hình thành các vết rạn da.
  • Sử dụng corticosteroid. Thoa các loại kem chứa corticosteroid trong thời gian dài có thể làm giảm mức độ collagen trong da. Do đó làm tăng nguy cơ rạn da.

Những ai thường bị rạn da?

Chúng ta đã biết được rạn da là gì rồi đúng không nào? Tiếp theo, các bạn hãy cùng Dermalogica khám phá những ai có nguy cơ cao bị rạn da nhé. Một số yếu tố có liên quan đến sự phát triển của các vết rạn da, bao gồm:

  • Gia đình bạn có người thân bị rạn da
  • Do các bệnh mãn tính ở da
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI) trước khi mang thai
  • Cân nặng của thai nhi trước khi sinh.

Cách chữa và phòng ngừa rạn da

Cách chữa rạn da

Điều trị cho các vết rạn da có thể tốn kém và không phải lúc nào cũng hiệu quả.

Một số phương pháp thường được áp dụng là dùng gel hoặc kem dưỡng da và các phẫu thuật thẩm mỹ. Chúng có thể giúp điều trị các vết rạn da. Tuy nhiên, bạn cần theo đuổi quá trình điều trị lâu dài để có thể cải thiện vết rạn da.

Các vết rạn da thường mờ dần theo thời gian. Đối với những bạn bị rạn da trong thai kỳ. Tình trạng này sẽ giảm bớt trong khoảng 6 đến 12 tháng sau khi sinh.

Trang điểm có thể được sử dụng để che giấu các vết rạn da. Biện pháp này sẽ giúp che mờ những vết rạn và giúp chúng ít lộ rõ hơn.

Cách phòng ngừa rạn da

#1 Kiểm soát cân nặng của bạn

Phương pháp đầu tiện giúp hạn chế rạn da là gì? Một trong những cách hữu hiệu giúp bạn ngăn ngừa rạn da là duy trì cân nặng hợp lý. Rạn da xảy ra khi làn da của bạn căng ra do tăng cân nhanh chóng. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng. Đồng thời giảm thiểu nguy cơ rạn da.

#2 Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Uống đủ nước có thể giúp giữ cho làn da của bạn luôn căng bóng và mềm mại. Làn da mềm mại sẽ ít bị rạn da hơn so với da khô.

#3 Xây dựng chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng

Rạn da cũng có thể xuất hiện nếu cơ thể bạn bị thiếu chất dinh dưỡng. Hãy đảm bảo chế độ ăn uống giàu dưỡng chất. Nhờ đó sẽ góp phần tăng cường sức khỏe làn da bạn. Ví dụ, một bữa sáng gồm trứng, bánh mì nướng nguyên cám. Kết hợp cùng món salad với các loại quả mọng. Bữa sáng của bạn sẽ thêm phần ngon miệng và giàu dưỡng chất.

#4 Bổ sung vitamin C

Bạn có thắc mắc phương pháp khác giúp ngăn ngừa rạn da là gì không nào? Vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của tế bào collagen. Collagen đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho làn da của bạn chắc khỏe và đàn hồi. Nó giúp giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa vết rạn da. Vitamin C có thể được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả. Trái cây họ cam quýt, chẳng hạn như cam và chanh, là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời.

#5 Bổ sung vitamin D

Việc duy trì mức vitamin D ổn định có thể làm giảm nguy cơ bị rạn da. Cách dễ nhất để cơ thể hấp thụ được vitamin D là tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vitamin D cũng thường được thêm vào bánh mì, ngũ cốc. Và các sản phẩm từ sữa như sữa tươi hoặc sữa chua.

#6 Dùng những thực phẩm giàu chất kẽm

Một phương pháp nữa để ngăn ngừa rạn da là gì? Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu kẽm trong bữa ăn hằng ngày. Chẳng hạn như các loại hạt và cá. Kẽm là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe làn da. Nó giúp giảm viêm và đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Thêm nữa là tăng cường sức khỏe cho làn da bạn.

#7 Điều trị vết rạn da khi chúng mới xuất hiện

Nếu không thể ngăn ngừa hoàn toàn các vết rạn trên da. Bạn có thể hẹn gặp bác sĩ da liễu. Để được tư vấn về việc hạn chế tình trạng xuất hiện thêm các vết rạn da. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân gây ra vết rạn da. Và đề xuất các phương án điều trị phù hợp nhất với vết rạn da mới.

Hy vọng bài viết trên giúp bạn đọc tìm được lời giải đáp cho câu hỏi rạn da là gì. Đừng để những vết rạn da khiến bạn mất đi tự tin. Các bạn hãy áp dụng những phương pháp cải thiện rạn da càng sớm càng tốt. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp. Hãy liên hệ đến các chuyên gia của Dermalogica qua hotline 0911370011 để được tư vấn chi tiết nhé!

Related articles

Go to full site