5 Lưu ý khi tẩy da chết da dầu mụn bạn cần nhớ!
2021-08-29T11:30:01+07:00Tẩy tế bào chết định kỳ cho da là một chu trình được các chuyên gia da liễu khuyến khích thực hiện. Tẩy da chết giúp loại bỏ tế bào chết, làm sạch bề mặt da. Nhờ vậy, chu trình này giúp hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng mụn. Tuy nhiên, với mỗi loại da việc tẩy tế bào chết cần có những lưu ý riêng. Vậy tẩy da chết da dầu mụn cần lưu ý những điều gì? Cùng Dermalogica tìm hiểu về 5 lưu ý khi tẩy da chết với làn da dầu mụn nhé!
Đặc điểm của da dầu mụn
Da dầu là một trong những loại da phổ biến của người Việt. Da dầu thường mang những đặc điểm như: đổ dầu nhiều, da dày, bóng và lỗ chân lông to. Đây cũng là làn da thường gặp các vấn đề mụn như: mụn viêm, mụn đầu đen, mụn ẩn...Vì nguyên nhân chính gây ra mụn là do sự tiết dầu quá mức của tuyến bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông.
Tại sao cần tẩy da chết da dầu mụn
Bong tróc là quá trình tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ tế bào da cũ và thay thế bởi tế bào da mới. Với những người sở hữu làn da dầu, quá trình bong tróc da cũ sẽ có thể bị chậm bởi lớp dầu tự nhiên trên bề mặt da. Lớp dầu này đóng vai trò như một chất keo khiến lớp tế bào chết bị giữ lại trên bề mặt da. Sự tích tụ tế bào chết gây ra tình trạng bí tắc nang lông. Tế bào chết tích tụ kết hợp với dầu thừa và vi khuẩn tạo môi trường thuận lợi để mụn phát triển.
Đây chính là lý do chúng ta cần tẩy da chết da dầu mụn định kỳ nhằm loại bỏ tế bào da chết trên bề mặt da, giúp lỗ chân lông được thông thoáng. Nhờ đó, tình trạng mụn sẽ được cải thiện.
Bạn có thể tham khảo đánh giá chi tiết dòng tẩy da chết thải độc than hoạt tính ngăn ngừa lão hóa da sớm qua bài viết này.
Vậy với làn da dầu mụn, việc tẩy tế bào chết cần lưu ý điều gì? Hãy cùng Dermalogica tìm hiểu tiếp nhé!
5 lưu ý khi tẩy da chết da dầu mụn
Lưu ý 1: Làm sạch da mặt trước khi tẩy tế bào chết
Nhiều bạn vẫn lầm tưởng: tẩy tế bào chết có thể thay bước làm sạch da. Tuy nhiên, nhận định trên chưa thật sự chính xác. Nếu không được làm sạch trước khi tẩy tế bào chết, lượng dầu thừa, bụi bẩn trên bề mặt da sẽ làm giảm hiệu quả sản phẩm. Vì vậy, chúng ta cần làm sạch gấp đôi cho da mặt với sản phẩm tẩy trang và sữa rửa mặt trước bước tẩy da chết bạn nhé!
Lưu ý 2: Tránh sử dụng tẩy da chết da dầu mụn bằng dạng hạt
Một số sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý thường có chứa những hạt (Scrub). Những hạt nhỏ này ma sát trong quá trình massage trên da mặt để loại bỏ các tế bào chết. Tuy nhiên, sản phẩm này không hề phù hợp với làn da dầu mụn. Những hạt nhỏ này sẽ có thể gây trầy xước xa, khiến vi khuẩn lan từ mụn da những vùng da xung quanh. Điều này, khiến tình trạng da mụn trở nên tệ hơn.
Do đó, để an toàn với da mụn, bạn nên lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào chết dạng bột hoặc dạng hóa học.
Lưu ý 3: Nên lựa chọn BHA
BHA hay chúng ta thường biết tới với tên gọi Axit Salicylic. BHA là một thành phần đa công năng có nguồn gốc từ dầu thực vật. Vỏ cây liễu trắng là nguyên liệu chiết xuất ra Axit Salicylic. BHA là một hoạt chất giúp tẩy tế bào chết hóa học cho da. Axit Salicylic mang tới lại hiệu quả làm sạch lỗ chân lông và loại bỏ tế bào da chết. Vì là một axit gốc dầu, nên BHA đặc biệt hiệu quả những làn da dầu mụn. Bên cạnh đó, Axit Salicylic còn có khả năng kháng viêm giúp hỗ trợ điều trị mụn.
Lưu ý 4: Tránh lạm dụng tẩy tế bào chết da dầu mụn
Tùy thuộc tình trạng da, chúng ta có thể lựa chọn tần suất thực hiện tẩy tế bào chết hàng tuần. Tuy nhiên, theo lời khuyên từ chuyên gia, chúng ta chỉ nên tẩy tế bào chết từ 2-3 lần/ tuần để tránh gây khô da dầu mụn trứng cá.
Lưu ý 5: Sử dụng kem chống nắng sau tẩy da chết
Sau khi tẩy tế bào chết, da sẽ mỏng hơn và dễ bị tổn thương dưới tác động của tia tử ngoại có trong ánh nắng mặt trời. Vì vậy, việc sử dụng kem chống nắng là điều bạn được khuyến khích sử dụng hằng ngày. Và đặc biệt quan trọng sau khi tẩy tế bào chết. Bạn nên lựa chọn sản phẩm kem chống nắng có SPF tối thiểu 35 để bảo vệ da tốt nhất nhé!
Với 5 lưu ý khi tẩy da chết da dầu mụn, Dermalogica hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích. Đừng bỏ lỡ những thông tin thú vị trong những chuyên mục kỳ sau về tẩy da chết toàn thân tại nhà có tốt không nhé!