Nên tẩy da chết sau bước nào? Tại sao cần tẩy da chết?
2021-08-31T12:00:00+07:00“Muốn có một làn da không tì vết, tẩy tế bào chết định kỳ là điều không nên bỏ qua” - Nhận định này liệu có thực sự chính xác? Những lý do nào khiến chúng ta cần tẩy da chết? Nên tẩy da chết sau bước nào? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc liên quan tới việc tẩy da chết trong bài viết kỳ này cùng Dermalogica nhé!
Tẩy tế bào chết cho da là gì?
Tẩy tế bào chết là quá trình giúp loại bỏ tế bào chết tích tụ trên bề mặt da. Nhờ tẩy tế bào chết, lớp da chết cũ sẽ được loại bỏ và thay thế bởi tế bào da mới. Tham khảo chi tiết hơn tẩy da chết cho mặt tại nhà đúng chuẩn.
Tại sao cần tẩy tế bào chết cho da?
Theo cơ chế tự nhiên, sau khoảng 30 ngày da sẽ loại bỏ các tế bào chết để nhường chỗ cho tế bào da mới. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lớp da chết này sẽ không tự bong ra. Sự tích tụ của lớp da chết tạo ra những mảng khô bong tróc. Đồng thời, sự tích tụ tế bào chết kết hợp với dầu thừa gây ra tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc. Đây chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mụn trên da.
Bên cạnh đó, sự tích tụ tế bào chết trên bề mặt da làm giảm sự hấp thu dưỡng chất từ các sản phẩm chăm sóc tới làn da. Khiến việc bổ sung các thành phần dưỡng ẩm cho da trở nên kém hiệu quả.
Đây chính là những nguyên nhân chính khiến chúng ta cần tẩy tế bào chết cho da thường xuyên. Vậy nên tẩy da chết sau bước nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay sau khi bạn đọc hiểu về 2 dạng tẩy da chết vật lý và hóa học.
Tẩy tế bào chết vật lý hay hóa học tốt hơn?
Tẩy tế bào da chết được phân thành hai dạng:
Tẩy tế bào chết dạng vật lý
Tẩy tế bào chết dạng vật lý là việc chúng ta sử dụng những sản phẩm có chứa các hạt mịn. Nhờ vào quá trình massage sản phẩm trên da tạo ra ma sát nhờ đó loại bỏ đi các tế bào chết. Với dạng tẩy tế bào chết vật lý, bạn sẽ có thể cảm nhận hiệu quả sau khi dùng. Phần da sẽ căng và mềm mịn hơn sau khi sử dụng. Tuy nhiên, với một số làn da nhạy cảm, da mụn viêm, phương pháp này không được khuyên dùng. Các hạt nhỏ mịn trong quá trình massage nếu không cẩn thận có thể gây trầy xước bề mặt da và gây viêm.
Tẩy tế bào chết dạng hóa học
Tẩy tế bào chết hóa học sẽ sử dụng các hoạt chất (thường là các acid). Những acid này giúp thúc đẩy quá trình chia tách của các tế bào da. Đồng thời, những thành phần này giúp hòa tan liên kết giữa tế bào da mới và da chết. Khiến chúng dễ dàng bong ra.
Các acid thường được sử dụng trong các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học có thể điểm đến như: BHA (Salicylic Acid), Lactic Acid, Glycolic Acid, Mandelic Acid...
So với dạng vật lý, tẩy tế bào chết hóa học được đánh giá cao hơn. Vì khả năng loại bỏ tế bào chết và dầu thừa bít tắc sâu trong nang lông. Đồng thời, kháng viêm mụn và thúc đẩy sự hình thành tế bào da mới. Tuy nhiên, tẩy tế bào chết hóa học thường gây khô da và bạn sẽ không thể nhận thấy được hiệu quả chỉ sau 1-2 lần sử dụng.
Nên tẩy da chết sau bước nào?
Nên tẩy tế bào chết sau bước nào? Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều bạn đã gửi về cho Dermalogica. Bạn nên tẩy tế bào chết sau bước làm sạch da hai lần. Vậy lý do tại sao nên thực hiện tẩy tế bào chết sau khi rửa mặt sạch?
Lớp dầu thừa, bụi bẩn sẽ làm giảm khả năng tẩy tế bào chết của các sản phẩm. Vì vậy, chúng ta cần làm sạch da hai lần sẽ giúp loại bỏ phần lớn bụi bẩn, vi khuẩn, dầu thừa trên bề mặt da. Đồng thời, sau quá trình làm sạch lỗ chân lông sẽ nở ra tạo điều kiện cho các sản phẩm tẩy tế bào chết hoạt động hiệu quả hơn. Nhờ vậy, lớp tế bào chết sẽ dễ dàng bị loại bỏ hơn.
Chắc hẳn bạn đã biết đáp án của câu hỏi: Nên tẩy da chết sau bước nào? rồi đúng không. Tham khảo bài viết hướng dẫn tẩy tế bào chết body tại nhà cực đơn giản qua bài viết này.
Chúng ta không thể phủ nhận hiệu quả của việc tẩy tế bào chết. Tuy nhiên, sau khi tẩy tế bào chết da sẽ trở nên mỏng và dễ bị tấn công bởi tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời. Nếu bạn không muốn nỗ lực chăm sóc da của mình “ đổ sông đổ bể”. Đừng quên sử dụng kem chống nắng tối thiểu SPF35 nhé!