Bị sắc tố da ở tay: Nguyên nhân và cách điều trị

cach tri da tay bi sac to da hieu qua

Dermalogica đã nhận được nhiều câu hỏi của bạn đọc về tình trạng bị sắc tố da ở tay. Những mảng trắng, đốm nâu trên đôi bàn tay khiến nhiều bạn cảm thấy tự ti khi giao tiếp. Bài viết kỳ này của Dermalogica sẽ giới thiệu về cách điều trị sắc tố da cho vùng tay. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!

Bị sắc tố da ở tay là gì?

bi sac to day o tay la nhu the nao

Tăng sắc tố da là một tình trạng da phổ biến. Nó có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và mọi loại da. Tăng sắc tố da ở tay xảy ra khi da sản xuất nhiều melanin. Từ đó hình thành các đốm nâu hoặc mảng da sẫm màu hơn so với vùng da xung quanh.

Các dạng tăng sắc tố da ở tay

Nám da

Nám da ở tay có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố. Và các vết nám có thể phát triển trong thời kỳ mang thai.

Vết cháy nắng

Tình trạng này xảy ra khá phổ biến. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc lâu dưới ánh mặt trời. Ví dụ như vùng da mặt, cánh tay và chân.

Vết thâm sẹo

Sau khi bạn chấn thương hoặc viêm da ở vùng tay, những đốm sẹo thâm sẽ xuất hiện. Tình trạng này cũng là một dạng tăng sắc tố da ở tay.

Rối loạn sắc tố da ở tay dễ xảy ra ở đối tượng nào?

Các vùng sậm màu trên da là triệu chứng chính của chứng bị sắc tố da ở tay. Chúng có thể khác nhau về kích thước và phát triển ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Nguyên nhân chủ yếu là tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và viêm da. Bởi vì cả hai yếu tố này đều có thể làm tăng sản xuất melanin trên da. Càng tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, bạn càng có nguy cơ mắc phải tình trạng này. Vì vậy, những bạn thường xuyên hoạt động ngoài trời sẽ càng dễ bị tăng sắc tố da ở tay.

Tăng sắc tố da có nguy hiểm không?

Tăng sắc tố da không có hại đến sức khỏe của bạn. Và nó thường không phải là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng.

Trong một số trường hợp, các vùng sậm màu sẽ tự mờ đi khi bạn chống nắng tốt cho da. Nếu bị tăng sắc tố ở mức độ nặng hơn, bạn cần phải áp dụng các phương pháp điều trị. Các đốm nâu sẽ không thể biến mất hoàn toàn, ngay cả khi được điều trị.

Nguyên nhân gây sắc tố da ở tay

Nguyên nhân phổ biến của chứng bị sắc tố da ở tay là do sản xuất dư thừa melanin. Melanin là một sắc tố mang lại màu sắc cho da. Nó được sản xuất bởi các tế bào biểu bì tạo hắc tố. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất melanin trong cơ thể bạn, bao gồm:

  • Một số loại thuốc có thể gây tăng sắc tố. Ngoài ra, tác dụng phụ của những loại thuốc hóa trị có thể gây ra chứng tăng sắc tố da.
  • Mang thai làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Từ đó có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất melanin của da, dẫn đến gây nám da.
  • Bệnh Addison - một bệnh nội tiết hiếm gặp - có thể tạo ra chứng tăng sắc tố da.
  • Vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như mặt, cổ và bàn tay.
  • Vùng thường bị ma sát, chẳng hạn như khuỷu tay và đầu gối.

Các phương pháp ngăn ngừa và điều trị sắc tố da ở tay

cach ngan ngua bi sac to da o tay don gian hieu qua nhat

Bác sĩ da liễu sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng bị sắc tố da ở tay. Bằng cách hỏi bệnh sử của bạn và khám sức khỏe để tìm hiểu tác nhân gây tăng sắc tố. Trong một số trường hợp, sinh thiết da có thể giúp bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân. Sau đây là một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng tăng sắc tố da ở tay.

Dùng kem bôi da

Bạn có thể được kê đơn thuốc bôi ngoài da để điều trị chứng tăng sắc tố. Thuốc này thường chứa hydroquinone, có tác dụng làm sáng da. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kem bôi da chứa retinoids cũng giúp làm sáng các đốm nâu. 

Việc sử dụng các sản phẩm này trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ. Vì vậy, tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng chúng theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu. Điều này sẽ giúp bạn tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Phải mất vài tháng để bạn có thể thấy được tác dụng rõ rệt trên da.

Chống nắng cho da

Kem chống nắng là yếu tố quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bị sắc tố da ở tay. Sau đây là một số lưu ý giúp bạn tìm loại kem chống nắng tốt cho da:

  • Kem chống nắng vật lý với thành phần chính là oxit kẽm.
  • Có chỉ số SPF từ 30 đến 50.
  • Có tác dụng bảo vệ da quang phổ rộng.

Bạn nên sử dụng kem chống nắng hàng ngày. Thoa lại sau mỗi 2 giờ nếu bạn tiếp xúc lâu với ánh nắng. Thoa thường xuyên hơn nếu bạn đổ mồ hôi hoặc đi bơi. Bên cạnh đó, bạn hãy nhớ che chắn da cẩn thận khi ra ngoài nắng nhé!

Dùng các phương pháp làm đẹp khác

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng tăng sắc tố. Các bác sĩ da liễu cũng có thể đề nghị điều trị bằng laser hoặc peel da. Các phương pháp này sẽ giúp cải thiện tình trạng tăng sắc tố da của bạn.

Hy vọng bài viết kỳ này giúp bạn đọc có thêm kiến thức về tình trạng bị sắc tố da ở tay. Hãy chăm sóc làn da đúng cách để phòng ngừa tình trạng này bạn nhé. Chúc bạn đọc của Dermalogica sớm lấy lại làn da sáng mịn như ý. Nếu các bạn cần thêm tư vấn về sức khỏe làn da, hãy liên lạc đến Dermalogica qua fanpage facebook của chúng tôi.
Quay lại blog

Để lại bình luận