Viêm nang lông khá phổ biến và có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Với mức độ viêm nang lông nhẹ, bạn hoàn toàn có thể chữa khỏi tại nhà. Hãy cùng tham khảo các cách trị viêm nang lông tại nhà hiệu quả với Dermalogica nhé!
Dấu hiệu viêm nang lông bạn nên biết
Viêm nang lông có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả da đầu. Khi bạn bị viêm nang lông, các lỗ chân lông sẽ có màu đỏ và sần sùi. Ban đầu, nang lông bị viêm sẽ giống như một nốt ban nhỏ màu hồng hoặc đỏ trên da. Viêm nang lông nhẹ có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng như:
- Ngứa
- Nang lông bị sưng và đau
- Có cảm giác châm chích
- Da bị thô ráp và bong tróc
Có nhiều loại viêm nang lông khác nhau, bao gồm:
- Viêm nang lông do dao cạo râu
- Viêm nang lông do bồn tắm nước nóng
- Viêm nang lông do cạo tóc
- Viêm nang lông do ánh nắng mặt trời
Theo các chuyên gia da liễu, viêm nang lông có thể nhìn giống như mụn trứng cá. Lúc này, bạn sẽ thấy các nốt mụn nhỏ nổi lên, có màu đỏ hoặc trắng. Thêm vào đó, các vết sưng chứa dịch lỏng có thể đóng vảy, trở nên đau và ngứa. Trong một số trường hợp, viêm nang lông còn xuất hiện dưới dạng một vết sưng lớn trên da.
10 Cách trị viêm nang lông tại nhà
#1 Dùng xà phòng tắm
Tắm bằng nước ấm và xà phòng hai lần một ngày. Với da mặt, bạn cũng nên làm sạch da vào buổi sáng và tối với sữa rửa mặt dịu nhẹ. Sau đó lau khô bằng khăn sạch và tránh dùng chung khăn với bất kỳ ai. Ngoài ra, bạn cũng nên giặt sạch quần áo và khăn bằng nước nóng và bột giặt không gây kích ứng da.
#2 Mặc quần áo rộng rãi, khô thoáng
Viêm nang lông có thể xảy ra do mặc quần áo gây kích ứng da. Hoặc khi quần áo chật cọ xát với da. Bạn nên tránh mặc các loại quần áo ôm sát body như quần tập yoga, quần jean bó sát...
Da ẩm ướt cũng dễ bị viêm nang lông hơn. Bạn nên mặc các loại vải rộng rãi, thoáng khí và dễ dàng thấm hút mồ hôi. Ngoài ra, nếu bạn ra nhiều mồ hôi hoặc quần áo bị ướt. Bạn hãy nhớ lau khô mồ hôi và thay quần áo ngay nhé.
#3 Chườm ấm
Cách trị viêm nang lông tại nhà tiếp theo là chườm khăn ấm. Phương pháp này có thể giúp làm dịu cơn đau và vùng da bị sưng do viêm nang lông. Bạn nên sử dụng khăn mới hoặc khăn đã tiệt trùng. Bạn có thể giặt khăn trong nước ấm và xà phòng. Điều này giúp đảm bảo loại trừ hết các vi khuẩn còn bám trên khăn.
Cách chườm da bằng khăn ấm
- Nhúng khăn vào nước ấm.
- Vắt hết nước và chườm khăn lên vùng da bị viêm nang lông.
- Đắp khăn nhiều lần trong ngày, dùng khăn sạch cho mỗi lần đắp.
#4 Đắp gel lô hội
Gel lô hội có thể giúp làm lành da nhanh hơn. Thêm nữa, gel lô hội cũng có tác dụng làm mát da. Nhờ đó có thể giúp làm dịu ngứa, mẩn đỏ và sưng tấy trên da. Bên cạnh đó, nó còn có thể giúp ngăn chặn một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Bạn nên dùng gel lô hội nguyên chất, không pha thêm nước hoa và các chất hóa học khác. Bôi gel lô hội lên da sau khi làm sạch vùng da bằng xà phòng và nước.
#5 Dùng oxy già
Một cách trị viêm nang lông tại nhà khác nữa là dùng oxy già. Bạn có thể tìm thấy oxy già (Hydrogen Peroxide) ở các tiệm thuốc. Oxy già có thể giúp loại bỏ một số vi khuẩn và nấm gây viêm nang lông.
Cách sử dụng oxy già cho vùng da bị viêm lỗ chân lông như sau:
- Pha loãng oxy già với nước sạch.
- Thoa hỗn hợp lên da bằng tăm bông. Bạn có thể sử dụng một bình xịt nhỏ để dùng cho các vùng da lớn hơn.
- Đợi da khô và thoa lại nếu cần.
Tránh sử dụng oxy già trên những vùng da khỏe mạnh. Điều này sẽ làm tiêu diệt các vi khuẩn tốt trên da của bạn. Bởi vì một số vi khuẩn có lợi sẽ giúp loại bỏ vi trùng gây nhiễm trùng. Chẳng hạn như viêm nang lông.
#6 Dùng kem làm dịu da
Các sản phẩm chống ngứa không kê đơn có thể giúp làm dịu các triệu chứng viêm nang lông. Chúng chứa hydrocortisone, một loại steroid giúp giảm ngứa, sưng và đỏ.
Bạn nên thoa mỏng một lớp mỏng kem hoặc lotion steroid lên vùng da bị viêm. Rửa tay sau khi sử dụng. Kem chứa Hydrocortisone là một loại thuốc. Vì vậy bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng..
#7 Dùng thuốc bôi da kháng sinh
Dùng thuốc bôi da kháng sinh cũng là một cách trị viêm nang lông tại nhà hiệu quả. Kem, gel và thuốc mỡ kháng sinh có thể giúp cải thiện các vùng da nhỏ bị viêm nang lông. Bạn nên thoa kem bằng tăm bông sạch và mới.
Tránh sử dụng quá nhiều kem kháng sinh và chỉ thoa lên da khi cần thiết. Lạm dụng các sản phẩm này có thể loại bỏ các vi khuẩn tốt trên da của bạn.
#8 Tránh cạo râu
Một số loại viêm nang lông, như ngứa do cắt tóc, xảy ra sau khi cạo. Điều này có thể xảy ra khi cạo râu. Điều này có thể gây kích ứng da và làm hở các nang lông. Đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Tránh cạo râu đến khi hết viêm nang lông. Trong mỗi lần cạo râu, hãy dùng dao cạo sạch và sắc bén. Bạn đừng quên làm sạch da bằng nước ấm với xà phòng trước và sau khi cạo râu nhé.
#9 Không nên wax lông
Dùng sáp wax lông có thể làm nang lông mở ra quá nhiều. Điều này có thể dẫn đến lông mọc ngược và nhiễm trùng da. Ví dụ như viêm nang lông.
Tránh tẩy lông vùng bị viêm nang lông. Thay vào đó, hãy thử các loại phương pháp tẩy lông khác như kem làm rụng lông.
#10 Dùng tinh dầu
Một cách trị viêm nang lông tại nhà nữa mà bạn có thể tham khảo là dùng tinh dầu. Theo các chuyên gia da liễu, một số loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm. Vì vậy, chúng có thể chống lại vi khuẩn và nấm gây viêm nang lông.
Bạn không nên thoa tinh dầu trực tiếp lên da. Hãy pha loãng tinh dầu bằng cách thêm một vài giọt vào kem dưỡng ẩm. Tinh dầu có tác dụng mạnh. Vì vậy nếu bạn sử dụng trực tiếp hoặc quá nhiều có thể gây kích ứng da.
Các loại tinh dầu có thể giúp điều trị nhiễm trùng da như viêm nang lông bao gồm:
- Tinh dầu quế
- Tinh dầu chanh
- Tinh dầu đinh hương
- Tinh dầu cây chè
- Tinh dầu hoa cúc
- Tinh dầu bạch đàn
Tránh dùng tinh dầu nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Chúng có thể không an toàn cho trẻ sơ sinh.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Trong một vài trường hợp, tình trạng viêm nang lông đôi khi có thể trở nên nghiêm trọng. Lúc này, bạn cần dùng các loại thuốc kháng sinh theo toa, thuốc steroid. Trong một số trường hợp hiếm gặp cần phải phẫu thuật.
Bạn nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng viêm nang lông trở nên nặng hơn. Một số triệu chứng cho thấy bệnh viêm lỗ chân lông của bạn trầm trọng hơn, bao gồm:
- Mụn đầu trắng xung quanh nang lông
- Mủ chảy ra từ da
- Vết loét đóng vảy trên da
- Da bị sưng tấy
- Rụng tóc
- Sẹo
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc biết thêm về cách trị viêm nang lông tại nhà. Hãy áp dụng các phương pháp trị viêm nang lông đúng cách để có làn da khỏe mạnh bạn nhé! Nếu các bạn có bất kỳ câu hỏi nào về sức khỏe làn da, hãy liên hệ đến hotline 0911370011. Các chuyên gia từ Dermalogica sẽ giải đáp nhanh chóng mọi thắc mắc của bạn.
Để lại bình luận