Bỏ qua nội dung
Hotline: 091 137 0011
Miễn phí vận chuyển đơn hàng từ 1,100,000vnđ thông tin chi tiết Nhập mã BULK2% giảm 2% cho đơn hàng từ 2 sản phẩm
Miễn phí vận chuyển đơn hàng từ 1,100,000vnđ thông tin chi tiết Nhập mã BULK2% giảm 2% cho đơn hàng từ 2 sản phẩm

4 cách khắc phục làn da bị bắt nắng đen

nguyen nhan khien da bi bat nang den sam la gi? cach tri da bi bat nang gay sam mau

Da bị bắt nắng đen là vấn đề không ít người gặp phải. Do đây là bộ phận trên cơ thể tiếp xúc với môi trường bên ngoài và ánh nắng mặt trời nhiều nhất. Tình trạng này không chỉ gây ra những hậu quả đáng kể đến sức khỏe. Mà còn làm mất đi vẻ tươi sáng, trắng hồng vốn có của làn da. Thế nhưng nguyên nhân xuất phát từ đâu? Có cách nào để cải thiện tình trạng này được hay không? Theo dõi bài viết dưới đây để được các chuyên gia Dermalogica giải đáp cặn kẽ.

Tại sao da bị bắt nắng đen?

Da bị bắt nắng đen do nguyên nhân nội sinh

da bi den da bi bat nang do co dia noi sinh

#1 Cấu trúc da mỏng manh

Làn da của chúng ta thường có độ dày trung bình trong khoảng 1,5 – 4 mm. Tùy theo vị trí và đặc điểm riêng của mỗi người mà thông số này có thể khác nhau. Chẳng hạn như độ tuổi, giới tính hay loại da. Sau đây là một số trường hợp cụ thể:

  • Làn da phụ nữ thường có cấu trúc mỏng manh, nhạy cảm hơn nam giới. 
  • Trẻ em có làn da mỏng manh và cần được bảo vệ do cấu trúc chưa được hoàn thiện.
  • Độ tuổi càng cao, các phân tử chịu trách nhiệm liên kết da càng dễ bị đứt gãy. Khiến cấu trúc mỡ dưới da bị suy giảm và làm cho da mỏng dần đi. 
  • Làn da khô thường mỏng hơn các làn da khác. Điều này cũng làm giảm thiểu tác dụng phân tán chiều đi của các tia gây hại. Khiến chúng dễ xâm lấn sâu vào da khiến da nhanh bị bắt nắng đen hơn.

#2 Sắc tố da do di truyền

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, làn da càng trắng thì khả năng bắt nắng sẽ càng cao. Cũng như bị ảnh hưởng bởi tác động xấu của môi trường nhiều hơn. Bởi sắc tố Melanin là một yếu tố bảo vệ da khỏi các tia cực tím. Dựa trên cơ chế hấp thụ và ngăn cản các tia có hại đi sâu vào phá hủy các cấu trúc bên trong. Vì thế, làn da trắng thường mỏng manh và yếu ớt hơn so với làn da ngăm đen. Ngược lại, những người có làn da ngăm thường ít phải lo lắng về các vấn đề bệnh lý da liễu do tia UV gây ra hơn. 

Da bị bắt nắng đen do nguyên nhân ngoại sinh

#1 Dùng mỹ phẩm tẩy trắng da cấp tốc

Hiện nay, sự phát triển của công nghệ hiện đại đã cho ra đời rất nhiều phương pháp giúp làm trắng da cấp tốc. Tuy nhiên, làn da trắng đẹp chưa hẳn đã là một làn da khỏe. Bởi các sản phẩm này được ví như một con dao hai lưỡi do hoạt động dựa trên hai cơ chế chính sau:

Làm bào mòn da:

Các sản phẩm trắng da nhanh thường chứa các thành phần như Hydroquinone Corticoid,... Có tác dụng làm bào mòn da và đẩy nhanh quá trình thay da tự nhiên. Tuy lớp da mới thay thế sẽ trắng và mịn hơn so với làn da thô ráp trước đó. Nhưng sự thật là trong khi lớp tế bào mới chưa kịp hoàn thiện, thì lớp tế bào cũ đã chết đi. Từ đó vô tình làm mất đi lớp bảo vệ, khiến da trở nên yếu ớt và dễ dàng bị tia tử ngoại xâm nhập hơn. 

Ức chế sự hình thành sắc tố Melanin:

Việc ức chế quy trình sản xuất sắc tố Melanin sẽ làm cho da trắng sáng hơn. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc làn da sẽ trở nên nhạy cảm. Cũng như dễ bị tổn thương dưới tác động của cái nắng gay gắt hơn.

#2 Không vệ sinh da sạch sẽ

Nhiều người có thói quen lười tẩy trang hoặc chỉ tẩy trang sơ sài vào cuối ngày. Hậu quả là  các tạp chất, bụi bẩn, bã nhờn tích tụ trên da sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Đồng thời hạn chế hiệu quả tác dụng của sản phẩm kem dưỡng, kem chống nắng trên da. Khiến da trở nên yếu ớt, xỉn màu và dễ bị ánh nắng mặt trời tác động hơn.

#3 Sử dụng kem chống nắng sai cách

khong dung kem chong nang cho da dung cach gay da bi bat nang dem sam toi mau

Nhiều người thường đổ lỗi cho việc da bị bắt nắng đen là do bẩm sinh. Vì cho rằng mình đã bảo vệ, che chắn cho da tốt bằng việc sử dụng kem chống nắng thường xuyên. Thế nhưng, có thể là do số lượng kem chống nắng được bôi quá ít. Hoặc bạn đã quên không dặm lại sau một thời gian sử dụng khiến kem bị mất tác dụng. Hơn nữa, nếu chỉ thoa kem chống nắng trong trường hợp phải ra ngoài khi trời nắng gắt là chưa đủ. Vì tia UV không chỉ tồn tại trong ánh nắng mặt trời. Mà nó còn có trong ánh sáng từ thiết bị đèn LED như màn hình máy tính, điện thoại,...

Da bị bắt nắng đen phải làm sao?

#1 Tẩy tế bào chết và giữ da luôn sạch sẽ

  • Rửa mặt sạch trước khi sử dụng kem chống nắng để tạo lớp màng bảo vệ ổn định và bám chắc trên da. Cũng như còn giúp ngăn chặn các bụi bẩn bị đẩy sâu vào nang lông khi bôi kem.
  • Các loại kem chống nắng thường có kết cấu dạng kem mịn, rất khó để làm sạch bằng nước. Do đó, hãy dùng các sản phẩm tẩy trang chuyên dụng để làm sạch da nhằm tránh tình trạng bít tắc.
  • Đừng quên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đều đặn mỗi ngày. Để loại sạch bụi bẩn, bã nhờn trong lỗ chân lông và giúp làn da khỏe mạnh hơn.

#2 Tăng cường hàng rào bảo vệ da

Ngoài việc hạn chế ra nắng vào khung giờ cao điểm từ 10 - 16 giờ. Khi đi ra ngoài, bạn nên bôi kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và thoa lại liên tục sau 2 giờ. Hoặc có thể tăng tần suất sử dụng trong điều kiện dễ bị rửa trôi như ra quá nhiều mồ hôi hoặc tắm biển. Chú ý bôi kem đúng thời điểm và đúng liều lượng. Đồng thời, hãy chủ động đội mũ, nón và mặc quần áo dài tay cẩn thận. Để vừa tránh bị bắt nắng, vừa hạn chế bụi bẩn cũng như vi khuẩn bám vào da. 

#3 Bổ sung dưỡng chất cùng độ ẩm thiết yếu

Nhằm tăng cường sức khỏe của da và chống chọi lại các yếu tố ngoại cảnh. Bên cạnh việc che chắn, bổ sung các dưỡng chất cùng độ ẩm thiết yếu cho da cũng vô cùng quan trọng. Bởi các tế bào da cần có đủ nước để duy trì một cấu trúc hoàn chỉnh. Từ đó ngăn chặn các yếu tố có hại đi sâu vào phá hủy da. Bạn có thể đắp mặt nạ đều đặn mỗi tuần 2-3 lần. Bằng những nguyên liệu có khả năng chống nắng cao như mật ong, khoai tây, cà rốt,... Hay sử dụng thêm cả kem dưỡng ẩm. 

Ngoài ra, đừng quên tăng cường bổ sung các dưỡng chất có tác dụng tái cấu trúc làn da. Thông qua việc xây dựng chế độ ăn giàu vitamin và các chất chống oxy hóa hằng ngày. Bằng các thực phẩm có lợi cho da như rau xanh, trái cây tươi, cá hồi, trứng, sữa, các loại hạt nguyên cám,… Đặc biệt, hãy duy trì thói quen uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày. Để loại bỏ hiện tượng da khô, nứt nẻ và sở hữu làn da trắng hồng không bắt nắng. 

#4 Sử dụng sản phẩm dưỡng trắng da uy tín

Thay vì sử dụng các sản phẩm làm trắng da cấp tốc không rõ nguồn gốc. Bạn nên lựa chọn những dòng sản phẩm dưỡng trắng của các thương hiệu uy tín, được nhiều người sử dụng đưa ra phản hồi tốt. Cũng như chứa các thành phần chiết xuất an toàn, lành tính cho da. 

Lời kết:

Trên đây là những kiến thức cơ bản về tình trạng làn da bị bắt nắng đen. Bạn thấy đấy, không phải ai sinh ra cũng sở hữu làn da dễ ăn nắng. Bởi nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, thói quen sinh hoạt và quy trình dưỡng da hằng ngày là những nguyên nhân quan trọng nhất. Vì thế, hãy luôn chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Để sớm khôi phục làn da tươi sáng, trắng hồng và khỏe đẹp tự nhiên.

Bài viết trước Cách chọn nồng độ Retinol như thế nào? Khám phá combo dưỡng da mặt ngăn ngừa lão hoá Dermalogica
Bài viết tiếp theo Làm thế nào để da luôn mềm mượt tươi trẻ? Có nên mua bộ dưỡng da căng mịn Dermalogica?

Để lại bình luận

* Phần bắt buộc

vi