Bỏ qua nội dung
Hotline: 091 137 0011
Miễn phí vận chuyển đơn hàng từ 1,100,000vnđ thông tin chi tiết Nhập mã BULK2% giảm 2% cho đơn hàng từ 2 sản phẩm
Miễn phí vận chuyển đơn hàng từ 1,100,000vnđ thông tin chi tiết Nhập mã BULK2% giảm 2% cho đơn hàng từ 2 sản phẩm

Da bị tăng sắc tố phải làm sao?

cach gi dieu tri da bi tang sac to hieu qua

Chứng tăng sắc tố da không phải là căn bệnh nguy hiểm. Nhưng nó khiến không ít người cảm thấy tự ti, mặc cảm vì mất đi làn da tươi sáng tự nhiên của mình. Nếu bạn đang thắc mắc da bị tăng sắc tố phải làm sao và đang cần được tư vấn điều trị. Thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Các chuyên gia trị liệu Dermalogica sẽ giải đáp một cách cặn kẽ, chi tiết giúp bạn.

Tăng sắc tố da là gì?

Tăng sắc tố da (Hyperpigmentation) là cơ chế hoàn toàn tự nhiên của cơ thể. Nhằm mô tả các mảng da tối màu do quá trình tổng hợp hắc tố Melanin bị dư thừa. Tình trạng này thường không gây nguy hiểm hay tổn hại đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tăng sắc tố da cũng được xem là triệu chứng của một số bệnh lý khác.

Dấu hiệu nhận biết hiện làn da bị tăng sắc tố

cach biet da bi tang sac to nhu the nao

Da bị tăng sắc tố phải làm sao để khắc phục dứt điểm? Thực tế, việc xác định phương pháp điều trị thích hợp đòi hỏi bạn phải có sự hiểu biết về các loại tăng sắc tố da. Cụ thể:

#1 Da bị nám, sạm đen (Melasma)

Đây là loại tăng sắc tố thường gặp nhất và cũng khó điều trị nhất. Tình trạng này có thể xuất hiện trên mặt của cả nam và nữ nhưng chủ yếu là nữ. Biểu hiện rõ qua những vết đốm, mảng da có màu sắc đậm hơn so với những vùng da khác. 

#2 Hình thành các đốm sắc tố (Lentigines)

Đốm sắc tố là hậu quả của việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Hoặc có thể là do một chứng rối loạn lớn hơn gây ra. Bao gồm đốm nắng, đốm đồi mồi, đốm gan, tàn nhang,… Chúng có kích thước giao động từ 0.2 - 2 cm dưới hình dạng bất thường và có đường viền tối màu. Không chỉ dễ bắt gặp trên vùng da tay và mặt của bạn. Các đốm sắc tố này còn có xu hướng xuất hiện khi bạn già đi. Cụ thể là ở người có độ tuổi trung niên trở lên rất hay mắc phải tình trạng này.

#3 Tăng sắc tố sau viêm (Post-inflammatory hyperpigmentation)

Những vùng da đã lành sau khi tổn thương có màu sậm hơn những vùng da xung quanh. Đây cũng là một trong những biểu hiện của tăng sắc tố sau viêm. Nguyên nhân do các tổn thương da như vảy nến, bỏng, mụn và một số phương pháp chăm sóc da gây ra. Tình trạng này chỉ biến mất sau một thời gian khi da được tái tạo và hồi phục.

Điều gì khiến da bị tăng sắc tố?

Da bị tăng sắc tố phải làm sao luôn là vấn đề mà không ít người trăn trở. Thực ra, để có được phương pháp điều trị thích hợp. Việc xác định chính xác nguyên nhân của nó là điều cực kỳ quan trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

1 - Tiếp xúc với ánh nắng quá nhiều 

Nguyên nhân gây nên tình trạng tăng sắc tố da có thể là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Liên quan đến các hoạt động phơi nắng quá mức và diễn ra trong thời gian dài. Từ đó làm kích thích quá trình sản xuất sắc tố Melanin và khiến các vùng da bị sạm đen. 

2 - Bị viêm da, chấn thương da

Như đã đề cập ở trên, các bệnh về da như mụn trứng cá, viêm da cơ địa, dị ứng, nhiễm trùng da, vảy nến, bị côn trùng cắn,… Hay những tổn thương do trầy xước, bỏng, bầm tím,... Thường là nguyên nhân gây kích ứng và tổn thương da. Từ đó dẫn tới nguy cơ bị tăng sắc tố sau viêm. Đặc biệt, sau khi vết thương lành hẳn, da bạn sẽ trở nên phẳng lại và có màu sắc đậm hơn vùng da xung quanh. 

3 - Yếu tố di truyền

Nám da do di truyền được hình thành dựa trên cơ chế tự động sao chép DNA. Theo kết quả nghiên cứu, trong tất cả những người bị nám da, có đến 45% nám da do di truyền.

4 - Sử dụng thuốc, hóa chất hay kim loại nặng

Tăng sắc tố da có thể là hậu quả của tình trạng tổn thương da. Do phẫu thuật thẩm mỹ hoặc các phương pháp chăm sóc da chuyên nghiệp. Ngoài ra, một số loại thuốc có tác dụng phụ cũng có thể gây nên tình trạng tăng sắc tố. Chằng hạn như Retinoids thoa, thuốc kháng sinh, thuốc chống động kinh, thuốc tránh thai, thuốc hóa trị liệu,… Không chỉ gây rối loạn nội tiết tố trong cơ thể chúng ta. Mà còn khiến các tế bào Melanocytes bị kích thích sản sinh Melanin không kiểm soát.

5 - Sự rối loạn nội tiết tố

Tăng sắc tố còn là kết quả của sự rối loạn nội tiết và dẫn đến sự mất cân bằng các Hormone trong cơ thể. Do sự thay đổi của hàm lượng Estrogen và Progesteron trong máu. Khiến lượng tế bào hắc sắc tố Melanin được sản xuất bị đẩy dần lên trên bề mặt da. Từ đó hình thành nên nám và các vấn đề sắc tố khác như tàn nhang, đồi mồi,... 

Da bị tăng sắc tố phải làm sao?

Mặc dù không thể tránh khỏi hoàn toàn tình trạng tăng sắc tố. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thực hiện một số biện pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ này xảy ra. Tìm hiểu ngay ở nội dung tiếp theo sau đây:

huong dan tri da bi tang sac to phai lam sao

Cách 1: Bảo vệ da khỏi tia UV

Cho dù bạn lựa chọn phương pháp điều trị nào đi nữa, thì điều quan trọng là phải bảo vệ làn da. Nhất là trước tác động có hại của ánh nắng mặt trời. Bằng việc sử dụng kem chống nắng hàng ngày có chỉ số chống nắng SPF tối thiểu từ 30 trở lên. Tuyệt đối không để vùng da bị tổn thương phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, đừng quên đội mũ rộng vành, đeo kính râm, mặc áo quần dài tay khi ra ngoài vào giờ cao điểm.

Cách 2: Dùng thuốc bôi ngoài da

Da bị tăng sắc tố phải làm sao trong trường hợp nhẹ? Bạn có thể làm dịu da bằng gel lô hội hoặc các chế phẩm chứa thành phần Vitamin B5. Còn trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, cần đến ngay bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị sớm.

Bên cạnh đó, để cải thiện làn da bị tăng sắc tố một cách đơn giản và hiệu quả. Hãy tham khảo việc sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da mà Dermalogica gợi ý sau:

  • Hydroquinone: Là loại thuốc bôi ngoài da được Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa kỳ phê duyệt về chất lượng. Có tác dụng làm sáng da an toàn và cực kỳ lành tính cho da.
  • Axit Kojic: Loại axit này có nguồn gốc từ một loại nấm và hoạt động tương tự như Hydroquinone.
  • Axit Azelaic: Bên cạnh khả năng trị mụn, loại thuốc này cũng có hiệu quả điều trị tăng sắc tố da.
  • Axit Mandelic: Là axit có nguồn gốc từ hạnh nhân, được dùng để điều trị mọi loại tăng sắc tố da.

Cách 3: Thực hiện thủ thuật chuyên khoa không xâm lấn

Hiện nay, có rất nhiều biện pháp giúp tác động sâu đến lớp trung bì và loại bỏ những hắc tố sâu dưới da. Không những không gây tổn thương đến bề mặt da, mà còn giúp thúc đẩy collagen tái tạo da từ bên trong. Một số phương pháp phổ biến có thể kể đến như: lột da (Peel da), liệu pháp đèn flash (IPL), bắn tia laser,... Thế nhưng, bạn cũng nên lưu ý lựa chọn cơ sở uy tín. Để đảm bảo an toàn và đạt kết quả điều trị tốt nhất. 

Cách 4: Sử dụng kem dưỡng trắng da

Da bị tăng sắc tố phải làm sao để điều trị ngoài những cách nêu trên? Nếu đã thử các nhiều mọi phương pháp nhưng không mang lại hiệu quả. Hãy bổ sung ngay các số dòng kem dưỡng ẩm trong quá trình chăm sóc da. Sản phẩm này hoạt động bằng cách làm chậm quá trình sản xuất Melanin đồng thời loại bỏ Melanin đang tồn tại trên da. Đừng quên tìm các sản phẩm có chứa các thành phần tốt cho da như Cysteamine, Hydroquinone, axit Kojic, Calcium, axit Azelaic, Arbutin,...  Tránh sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Để hạn chế nguy cơ khiến da tổn thương nghiêm trọng hơn. 

Lời kết:

Đến đây Dermalogica tin chắc bạn đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi da bị tăng sắc tố phải làm sao. Từ đó có thêm kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị phù hợp. Nếu có bất kỳ vấn đề nào khác về làn da của mình. Đừng ngần ngại chia sẻ câu chuyện của bạn cho chúng tôi. Các chuyên gia trị liệu sẽ luôn lắng nghe và tìm ra giải pháp giúp bạn.

Bài viết trước Bật mí từ A-Z cách để có da mặt đẹp tự nhiên và rạng rỡ
Bài viết tiếp theo Khám phá các bước chăm sóc da cơ bản cho người mới bắt đầu

Để lại bình luận

* Phần bắt buộc

vi