Mụn viêm không chỉ khiến chúng ta đau đớn mà còn gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt. Vì vậy, những người phải đối mặt với tình trạng mụn viêm luôn có tâm lý tự ti, ngại giao tiếp. Thậm chí có rất nhiều người muốn nhanh chóng nặn để loại bỏ mụn. Vậy mụn viêm có nên nặn không? Hãy cùng Dermalogica tìm hiểu câu trả lời trong bài viết lần này nhé!
Mụn viêm là gì?
Để có thể giải đáp thắc mắc: Mụn viêm có nên nặn không? Chúng ta cần hiểu rõ mụn viêm là gì?
Mụn viêm là một loại mụn trứng cá dạng nặng. Mụn viêm có biểu hiện là những nốt sưng đỏ tấy và đau. Loại mụn trứng cá này có nhân gồm dịch mủ có chứa vi khuẩn. Mụn viêm phát triển sâu tại lớp biểu bì da. Do đó, mụn viêm nếu không điều trị cẩn thận có thể gây nhiễm trùng da và gây sẹo.
Nguyên nhân gây mụn viêm
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng mụn là do sự bít tắc nang lông. Tuyến bã nhờn nằm trong lỗ chân lông có nhiệm vụ tiết dầu để đảm bảo duy trì độ ẩm trên da. Trong một số trường hợp như: lượng dầu trên da tiết ra quá nhiều, lỗ chân lông bị bịt kín do bụi bẩn, tế bào chết. Điều này khiến lỗ chân lông bị bít tắc tạo điều kiện có vi khuẩn P.acnes (Propionibacterium acnes) phát triển và gây ra mụn.
Một số dạng mụn viêm thường gặp trên da
Dưới đây là 4 loại mụn viêm chúng ta thường gặp nhất:
- Mụn viêm đỏ: chúng có đặc điểm là kích thước nhỏ, có chứa nước hoặc không sưng nhưng không có nhân mụn.
- Mụn viêm mủ: biểu hiện của mụn viêm mủ có phần nhân mụn màu vàng hoặc trắng được bao bọc bởi lớp da mỏng, mụn gây sưng đau và dễ vỡ.
- Mụn bọc viêm: Loại mụn này thường có kích thước khá lớn, mụn phát triển sâu dưới da. Mụn sưng đỏ, gây đau nhức và dễ để lại thâm và sẹo.
- Mụn nang: Đây là loại mụn viêm nặng có kích thước lớn. Chúng ta rất khó nhìn rõ đầu nhân mụn nhưng mụn sưng to và gây nhức đau. Mụn có thể mềm hoặc cứng tùy thuộc vào dịch nhân mụn bên trong.
Mỗi loại mụn sẽ có mức độ gây hại với da khác nhau. Đặc biệt với mụn nang, bạn không nên tự ý điều trị. Loại mụn này có nguy cơ để lại sẹo rất lớn và sâu trên da.
Các giai đoạn phát triển của mụn viêm
Mụn viêm sẽ phát triển qua bốn giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, vi khuẩn tấn công và phát triển do lỗ chân lông bị bít tắc gây các triệu chứng viêm: sưng - nóng - đỏ - đau.
- Giai đoạn 2: đây là giai đoạn viêm khi hồng cầu và bạch cầu tấn công vi khuẩn. Vi khuẩn chết và bạch cầu, hồng cầu chết tạo thành mủ trắng dạng bọc nằm dưới da. Bởi vậy da sẽ có tình trạng căng và đau. Ở giai đoạn này chúng ta nên hạn chế sờ vào mụn để tránh trường hợp mụn vỡ khiến vi khuẩn lan rộng.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn tiếp theo, bọc chứa xác vi khuẩn, hồng cầu và bạch cầu nằm dưới da sẽ vỡ và đẩy lên bề mặt da. Bề mặt da sẽ xuất hiện mủ màu vàng hoặc trắng xanh có đóng vẩy phía trên. Sau đó mụn chín và vỡ.
- Giai đoạn 4: Sau khi mụn vỡ và loại bỏ hết mủ, máu da sẽ bước vào giai đoạn phục hồi.
Mụn viêm có nên nặn không?
Mụn viêm không chỉ gây sưng và đau đớn, loại mụn này còn khiến chúng ta tự ti khi tiếp xúc với người đối diện. Vì vậy, không ít bạn đã tìm cách loại bỏ mụn viêm bằng cách nặn. Mụn viêm nếu không được loại bỏ đúng cách sẽ khiến vi khuẩn lan rộng và tấn công các vùng da xung quanh. Trầm trọng hơn, mụn viêm sẽ có thể khiến mụn chai hoặc trong trường hợp mụn lành cũng để lại sẹo và vết thâm sậm màu. Vì vậy, chúng ta cần hết sức lưu ý với loại mụn này. Mụn viêm có nên nặn không? Câu trả lời là có thể nếu tình trạng mụn viêm của bạn như dưới đây:
- Chỉ nặn mụn khi mụn đã hết sưng và chín.
- Tay hoặc các vật dụng lấy mụn cần được làm sạch và sát trùng khi loại bỏ mụn.
3 trường hợp tuyệt đối bạn không được nặn mụn
Mụn viêm có nên nặn không? Câu trả lời là: Không nếu mụn của bạn đang trong 3 trường hợp dưới đây. Nếu bạn xử lý mụn có thể khiến da bị bội nhiễm hoặc nhẹ hơn là để lại sẹo và thâm nặng. Hãy cùng Dermalogica lưu ý ngay những trường hợp này nhé!
Trường hợp 1: Mụn đang trong giai đoạn sưng đỏ
Khi mụn đang sưng đỏ và đau, đây là giai đoạn cấp của viêm. Ở giai đoạn này, cơ thể đang tạo ra lượng bạch cầu và điều động chúng tới khu vực viêm nhằm tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, khi này lượng bạch cầu chưa đủ để có thể tiêu diệt được vi khuẩn. Vì vậy, nếu chúng ta nặn mụn trong giai đoạn này có thể khiến vi khuẩn lan rộng ra các vùng da xung quanh. Khi đó làn da dễ bị tổn thương gây sẹo và vết thâm.
Trường hợp 2: Mụn viêm đỏ ngứa
Mụn viêm đỏ ngứa là dạng mụn viêm không chứa nhân mụn, có thể chứa nước hoặc không. Dạng mụn này thường sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, do loại mụn này gây ngứa nên chúng ta thường cố gắng loại bỏ. Quá trình nặn mụn tạo ra tổn thương trên da khiến vi khuẩn tấn công và gây ra mụn viêm tại chính vùng da đó.
Trường hợp 3: Cơ địa da dễ bị tăng sắc tố
Với những bạn có cơ địa da dễ bị tăng sắc tố, bạn không nên nặn mụn. Việc nặn mụn sẽ khiến da để lại vết thâm. Và việc điều trị thâm sẽ tốn nhiều thời gian hơn rất nhiều so với điều trị mụn. Vì vậy, nếu da bạn bị tăng sắc tố, hãy kiên nhẫn chờ đợi mụn lành nhé!
Mụn viêm có nên nặn không? Để trả lời cho câu hỏi này bạn cần cân nhắc tình trạng mụn viêm và loại mụn bạn đang gặp phải. Nếu bạn đang gặp tình trạng mụn khác hoặc đang gặp các vấn đề về da, hãy để lại thông tin tại: https://dermalogica.com.vn/pages/contact-us, Dermalogica sẽ hỗ trợ bạn!