Bỏ qua nội dung
Hotline: 091 137 0011
Miễn phí vận chuyển đơn hàng từ 1,100,000vnđ thông tin chi tiết Nhập mã BULK2% giảm 2% cho đơn hàng từ 2 sản phẩm
Miễn phí vận chuyển đơn hàng từ 1,100,000vnđ thông tin chi tiết Nhập mã BULK2% giảm 2% cho đơn hàng từ 2 sản phẩm

Tróc da môi phải làm sao? 4 cách khắc phục tình trạng da môi nứt nẻ

cach tri troc da moi phuc hoi nuoi duong cham soc moi tai nha

Tróc da môi là một tình trạng rất thường gặp khi thời tiết hanh khô hoặc bạn tiếp xúc với điều hòa nhiệt độ quá nhiều. Da môi bị tróc khiến lớp son trên môi lộ vân môi, mảng tróc gây mất thẩm mỹ. Không chỉ vậy, tình trạng bong tróc môi kéo dài sẽ khiến môi bị thâm. Thậm chí nghiêm trọng hơn là viêm nhiễm vùng da môi. Vậy tróc da môi phải làm sao? Hãy cùng Dermalogica tìm hiểu ngay cách khắc phục cho tình trạng này nhé!

Tróc da môi là gì?

Tróc da môi hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như: nẻ môi, bong da môi, môi khô… Đây là tình trạng bề mặt da môi bị khô. Khi chạm vào chúng ta sẽ có cảm giác da khô, cứng, sần và xuất hiện tình trạng bong da trên bề mặt.

troc da moi la gi? cac loai da moi bi troc la nhu the nao

Tình trạng da môi bong tróc được chia thành các cấp độ:

  • Bong môi nhẹ: tình trạng da môi khô, bong tróc tại lớp thượng bì (biểu bì)
  • Bong da môi nặng: tình trạng da môi bong tróc nặng từng mảng và chảy máu. Đây là tình trạng tổn thương nghiêm trọng tại cả lớp thượng bì và trung bì.

Ngoài ra, còn trường hợp da môi bị tổn thương rất nặng với tình trạng chảy máu nhiều, tiết dịch, viêm… Đây là tình trạng da môi bị tổn thương nặng nề kèm triệu chứng viêm nhiễm. Trong trường hợp này, chúng ta không nên tự điều trị tại nhà, hãy đến ngay cơ sở chuyên khoa để thăm khám nhé!

Nguyên nhân của tình trạng môi 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng da khô bong tróc. Về đặc điểm cấu tạo, da môi rất mỏng chỉ có khoảng 3-5 lớp tế bào. Hơn nữa, da môi hoàn toàn không có tuyến bã nhờn. Vì vậy, khả năng tự cấp ẩm cho môi không có. Điều này dẫn tới việc da môi rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi sự thay đổi của môi trường cả bên trong và bên ngoài.

Những nguyên nhân gây tróc da môi thường gặp:

  • Sự thay đổi thời tiết: khi nhiệt độ thấp cùng khí hậu khô hanh và thiếu ẩm.
  • Chế độ ăn: sử dụng những thực phẩm cay nóng, chiên dầu… Thiếu lượng rau xanh và trái cây.
  • Cơ thể thiếu nước: khi dung nạp không đủ lượng nước cần thiết khiến môi bị khô.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Vậy tróc da môi phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục tình trạng khô môi trong phần tiếp theo nhé! 

Tróc da môi phải làm sao?

cach tri troc da moi hieu qua nhat

Tình trạng tróc da môi kéo dài không chỉ gây bất tiện và mất thẩm mỹ đôi môi cho người gặp phải. Về lâu dài, tróc da môi liên tục sẽ khiến môi bị thâm sạm và tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm vùng da môi. Do đó, khắc phục tình trạng tróc da môi càng sớm càng tốt là điều các chuyên gia da liễu luôn khuyến khích. Dưới đây là 4 cách giúp khắc phục tình trạng tróc da môi, mời bạn tham khảo cùng Dermalogica nhé!

Cách 1: Làm sạch da môi đúng cách

Cũng như các vùng da khác trên khuôn mặt, vùng da môi cũng cần được làm sạch đúng cách. Việc làm sạch sẽ giúp loại bỏ tế bào chết, lớp trang điểm và bụi bẩn trên bề mặt môi. Nhờ vậy, da môi sẽ trở nên mềm mịn và dễ dàng hấp thụ dưỡng chất từ các sản phẩm chăm sóc. 

Những lưu ý khi làm sạch môi:

  • Sử dụng tẩy trang cho môi để lấy đi lớp trang điểm trên bề mặt da. Bạn nên chọn những sản phẩm tẩy trang gốc nước thay vì gốc dầu hay gốc cồn. Tẩy trang dạng nước sẽ an toàn hơn cho da môi.
  • Tẩy tế bào chết nên thực hiện từ 1-2 lần hàng tuần tùy tình trạng da môi. Và không thực hiện tẩy tế bào chết khi vùng da môi có dấu hiệu tổn thương như chảy máu.

Cách 2: Loại bỏ những thói quen xấu

Một số thói quen xấu khiến bạn có chăm sóc da môi kỹ nhưng cũng không hiệu quả. Hai thói quen xấu thường gặp là liếm môi và bóc da môi. Liếm môi khiến môi trở nên khô hơn. Trong khi đó, việc bóc da môi gây ra những tổn thương nặng nề khiến da môi bị chảy máu, đau đớn. Đây là hai thói quen nếu bạn đang gặp bạn cần loại bỏ ngay.

Cách 3: Xây dựng chế độ dinh dưỡng khi tróc da môi phải làm sao?

Tình trạng da môi có liên hệ mật thiết với chế độ ăn uống hàng ngày. Vì vậy, để giảm thiểu tình trạng bong da môi, khô môi bạn nên:

  • Uống đủ từ 1,5-2 lít nước hàng ngày.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, rượu…Các đồ ăn nóng cay và nhiều dầu mỡ.
  • Bổ sung thêm trong chế độ ăn uống hàng ngày rau xanh và trái cây.

Cách 4: Sử dụng các sản phẩm chăm sóc môi

Vùng da môi không có tuyến bã nhờn. Vì vậy, khả năng tự tiết dầu cấp ẩm như các vùng da khác của da môi không có. Do đó, việc sử dụng thêm các sản phẩm dưỡng môi là điều được khuyến khích. Tìm hiểu chi tiết cách dùng son dưỡng để môi luôn căng tràn sức sống.

Các sản phẩm dưỡng môi sẽ giúp tạo lớp màng giúp giữ ẩm cho môi. Bên cạnh đó, các dưỡng chất giúp nuôi dưỡng và đẩy nhanh quá trình phục hồi và tái tạo da môi. Vì vậy, sản phẩm dưỡng môi là sản phẩm bạn cần có.

Gợi ý về sản phẩm dưỡng môi

son duong moi cao cap dermalogica co tot khong

Son dưỡng cấp ẩm chống lão hóa Dermalogica Renewal Lip Complex 

Renewal Lip Complex với thành phần chính là các chiết xuất tự nhiên: bơ cao cao, dầu cám gạo, lúa mì… giúp làm mềm và nuôi dưỡng môi. Ngoài ra, thành phần Peptide Arginine/lysine polypeptide giúp ngăn ngừa sự hình thành gốc tự do gây lão hóa da. Thành phần vitamin E, Hyaluronic Acid và Palmitoyl Oligopeptide giúp bổ sung dưỡng chất, độ ẩm và kích thích tăng sinh collagen. Nhờ vậy, đôi môi sẽ luôn căng mọng, đầy đặn.

Son dưỡng đặc trị ban đêm cho vùng môi Dermalogica Nightly Lip Treatment

Nightly Lip Treatment là sản phẩm son dưỡng chất kem trị liệu chuyên dụng cho vùng da môi buổi tối. Thành phần chính của sản phẩm là chiết xuất Khổ Sâm Ấn độ, dầu hạt Mỡ giúp cấp ẩm, nuôi dưỡng và làm đầy rãnh môi, nếp nhăn trên môi. Nightly Lip Treatment giúp đôi môi lấy lại sức sống nhanh chóng chỉ sau một đêm.

Tróc da môi phải làm sao? Chắc chắn với những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã có thể giải quyết nhanh chóng tình trạng da môi bị bong, tróc. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm cách trị da tay bị bong tróc tại đây.

Đừng để đôi môi khô, bong tróc thiếu sức sống làm bạn mất tự tin nhé! Hãy áp dụng ngay những cách phục hồi cho đôi môi nhé!

Bài viết trước Khi chúng ta không makeup có cần tẩy trang hay không?
Bài viết tiếp theo Sau khi nặn mụn kiêng ăn gì để không gây thâm sẹo?

Để lại bình luận

* Phần bắt buộc

vi