Nhiều người thắc mắc viêm da dị ứng là gì? Nó có nguy hiểm đến tính mạng hay không? Thực ra đây là bệnh ngoài da thường gặp. Dù không nguy hiểm nhưng viêm da dị ứng có thể để lại sẹo trên da gây mất thẩm mỹ. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm các triệu chứng của viêm da dị ứng. Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tránh bệnh. Theo dõi ngay bài biết dưới đây. Dermalogica sẽ mang đến cho bạn cái nhìn toàn diện về tình trạng da liễu này.
Viêm da dị ứng là gì?
Viêm da dị ứng là thuật ngữ chỉ các bệnh da liễu mạn tính. Có xu hướng bùng phát thành từng đợt rồi tự khỏi sau một khoảng thời gian. Làn da người mắc bệnh thường bị khô, ngứa dữ dội hay thậm chí nổi mẩn đỏ. Bệnh có thể đi kèm với hen suyễn, mày đay hoặc viêm mũi dị ứng. Viêm da dị ứng được chia thành các dạng sau:
#1 Viêm da dị ứng tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị dị ứng khi tiếp xúc trực tiếp với chất kích thích hoặc chất gây dị ứng. Khi đó người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Thậm chí xuất hiện các vết phát ban da đỏ, ngứa và gây ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ của da.
#2 Viêm da dị ứng thời tiết
Viêm da dị ứng thời tiết là tình trạng cơ thể xuất hiện phản ứng dị ứng. Khi có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, không khí như thời tiết nóng, lạnh, độ ẩm cao,…
#3 Viêm da dị ứng cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng (Eczema). Loại viêm da dị ứng này thường xuất hiện với các vết mẩn đỏ, ngứa. Tập trung tại các vị trí hay co duỗi như bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối và phía trước cổ.
#4 Viêm da dị ứng bội nhiễm
Viêm da dị ứng bội nhiễm là giai đoạn trở nặng của viêm da dị ứng. Do không được chữa trị kịp thời hoặc tác động chà xát, gãi mạnh. Dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng, bội nhiễm.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da dị ứng là gì?
Triệu chứng của viêm da dị ứng là gì? Những dấu hiệu nhận biết này khá đa dạng và khác nhau ở mỗi người. Cụ thể:
1- Da sưng đỏ, phù nề, ngứa ngáy
Khi mắc bệnh, làn da thường bị phù nề, nổi lên các nốt nhỏ li ti hoặc sần thành từng mảng gây ngứa ngáy. Tình trạng ngứa có thể tăng vào ban đêm. Thậm chí cơn ngứa sẽ diễn tiến tiếp tục mà không hề thuyên giảm. Từ đó khiến người bệnh muốn gãi hay chà xát mạnh vào vùng da bị tổn thương.
2- Da khô, bong vảy
Da khô là dấu hiệu đặc trưng của người bị viêm da dị ứng. Lúc này, làn da rất dễ bị mất nước dẫn đến tình trạng da khô, kết vảy trắng và bong tróc.
3- Nốt sần, mụn nước
Các nốt sần trên da có màu đỏ hoặc màu nhợt hơn vùng da khác. Chúng thường xuất hiện ở tay và chân. Nhưng cũng có những trường hợp lan rộng khắp người.
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng thường gặp
Tác nhân gây nên viêm da dị ứng là gì luôn là vấn đề không ít người quan tâm. Bởi việc xác định nguồn gốc của bệnh sớm sẽ giúp bạn chủ động hơn trong quá trình điều trị. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Di truyền:
Thực tế, viêm da dị ứng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Đối với người có yếu tố di truyền thì dạng bệnh dễ mắc phải nhất là viêm da cơ địa. Nếu một trong những thành viên như cha, mẹ hoặc anh chị em bị viêm da cơ địa dị ứng. Khả năng những thành viên khác trong gia đình cũng có thể mắc bệnh này là rất cao.
Dị ứng thuốc hoặc thực phẩm
Các loại thuốc tây đều có chứa Protein kích hoạt dị ứng. Do đó, viêm da dị ứng cũng là tác dụng phụ thường thấy khi sử dụng thuốc tây chữa bệnh này. Ngoài ra, nguyên nhân có thể do người bệnh ăn phải thực phẩm gây dị ứng. Một số loại thực phẩm thường chứa các Protein gây dị ứng ở cơ địa mẫn cảm như trứng, các chế phẩm, hải sản, sữa,….
Tác động của môi trường
Theo chuyên gia da liễu, người bệnh sẽ không bị phát ban dị ứng ngay lần đầu tiên tiếp xúc. Nhưng dần dần, làn da sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Cho đến lần tiếp theo mới xuất hiện các triệu chứng phát ban. Trong đó, yếu tố môi trường có thể kích hoạt các triệu chứng viêm da dị ứng bất cứ lúc nào. Có nhiều yếu tố môi trường có thể kích hoạt hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh. Bao gồm độ ẩm thấp, thay đổi thời tiết, ô nhiễm,... Đặc biệt, môi trường làm việc cũng ảnh hưởng lớn đến tình trạng bệnh. Nhất là các công việc phải tiếp xúc với kim loại, dung môi hoặc chất tẩy rửa đều mang nguy cơ viêm da dị ứng cao.
Cách điều trị viêm da dị ứng là gì?
Tuy không có cách trị viêm da dị ứng triệt để. Nhưng nếu không được xử lý đúng cách. Người bệnh sẽ phải đối mặt với những di chứng vĩnh viễn trên da như sẹo lồi, sẹo lõm,… Do đó, hãy thực hiện các giải pháp giúp làm thuyên giảm những triệu chứng viêm da dị ứng. Đồng thời chủ động thăm khám chuyên khoa để được xử lý kịp thời. Nhằm ngăn không cho bệnh diễn biến xấu đi hoặc bùng phát bệnh. Đồng thời giảm đau, ngứa cho người bị viêm da dị ứng.
Hạn chế tiếp xúc với các chất hóa học gây hại
Khi bị viêm da cơ địa dị ứng, bạn nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố môi trường. Bao gồm khói thuốc lá, lông động vật hoặc vảy hoa và phấn hoa. Cũng như chất hóa học gây hại trực tiếp cho da như xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất,... Đồng thời tránh tiếp xúc với các loại dung môi như clo, cồn, hoặc cát, bụi,... Để ngăn ngừa tình trạng viêm da trở nên trầm trọng hơn.
Dùng thuốc đặc trị viêm da
Dùng thuốc đặc trị viêm da dị ứng là gì? Đó là sử dụng các loại thuốc giúp có khả năng ức chế phản ứng dị ứng và giảm phản ứng viêm trên da. Chẳng hạn như kem bôi chứa Corticosteroid với tác dụng kháng viêm, chống nhiễm trùng. Hay thuốc Glucocorticoid đường uống hoặc truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên, khi điều trị phương pháp này, bạn không được tự ý sử dụng thuốc. Mà không có sự hướng dẫn của các chuyên gia da liễu hay bác sĩ chuyên môn.
Tắm thảo dược tự nhiên
Các loại thuốc thảo dược sở hữu nhiều hoạt tính sinh học quý giá. Nhất là tính kháng khuẩn, kháng viêm và giúp cải thiện các triệu chứng phù nề, sưng viêm, nổi mẩn trên da tốt. Người bệnh có thể trị viêm da dị ứng bằng việc tắm một số thảo dược như:
- Lá trầu: Lấy một nắm trầu rửa thật sạch. Sau đó đun cùng với nước sôi để tắm hoặc thấm nước lau vào vùng da bị viêm.
- Lá trà xanh: Lấy một nắm lá trà xanh rửa thật sạch. Sau đó vò nát và đun sôi với nước. Thêm vào một ít muối trắng vào và chờ nước trà xanh chuyển ấm thì đem dùng. Trong quá trình ngâm rửa da với lá trà xanh, bạn nên dùng xác lá để chà xát nhẹ lên vùng da.
- Hành hoa: Đun sôi một nồi nước, thả hành hoa và ít muối trắng vào đun cùng từ 2-3 phút. Sau đó rửa vùng da bị viêm bằng nước ấm trước. Ngâm tay vào hỗn hợp nước muối hành hoa đến khi nào nước nguội thì ngừng.
Dưỡng ẩm cho da
Như đã đề cập ở trên, người bệnh thường có tình trạng khô da, bong tróc vảy trắng. Do đó, để thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng hàng rào bảo vệ da. Dưỡng ẩm cho da là một bước điều trị đặc biệt quan trọng khi điều trị viêm da dị ứng. Nhất là trong giai đoạn bệnh cấp và mạn tính.
Có nhiều dạng bào chế khác nhau của chất dưỡng ẩm như lotion, cream, oil,... Tùy vào đặc tính của vùng da cần sử dụng mà bạn có thể lựa chọn công thức phù hợp. Trong đó, dạng lotion thường được sử dụng cho vùng da đầu. Vì đặc tính thẩm thấu nhanh giúp làm giảm sự bít tắc lỗ chân lông. Dòng cream hay oil thì phù hợp với da khô.
Lời kết:
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về viêm da dị ứng là gì. Từ đó chủ động hơn trong việc điều trị cũng như phòng ngừa bệnh. Đặc biệt, nếu thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường. Bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Mà hãy thăm khám chuyên khoa để được xử lý kịp thời. Mọi vấn đề cần giải đáp xin hãy liên hệ với các chuyên gia trị liệu Dermalogica. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe câu chuyện của bạn.