Nên nặn mụn khi nào để không gây sẹo?

Một trong những cách loại bỏ mụn nhanh nhất mà nhiều bạn áp dụng chính là nặn mụn. Thế nhưng nếu bạn nặn mụn không đúng cách thì tình trạng mụn sẽ ngày càng nặng hơn. Nghiêm trọng nhất sẽ là để lại sẹo thâm hoặc nhiễm trùng da. Vậy nên nặn mụn khi nào và làm sao để nặn mụn đúng cách? Hãy cùng Dermalogica tìm hiểu về những lưu ý khi nặn mụn qua bài viết dưới đây nhé!

Trường hợp nào không nên nặn mụn?

Khi mụn bị viêm, các bạn nên tránh nặn mụn. Loại mụn này nằm sâu dưới da. Do đó có thể gây sẹo và nhiễm trùng nếu bạn cố nặn chúng.

Một số dạng mụn viêm mà cần chú ý bao gồm:

  • Mụn thịt: Mụn đỏ, tím hoặc nâu và không có nhân mụn màu trắng
  • Mụn mủ: Mụn nước có mủ màu trắng hoặc vàng. Xung quanh mép có màu đỏ, tím hoặc nâu.
  • Mụn nang: Sưng tấy, đau, nổi cục cứng sâu dưới da, không có mụn đầu trắng
  • U nang: Các vùng da bị sưng, đau, có màu đỏ, nâu hoặc tím. Khi chạm vào thấy mềm.

Nếu bạn gặp phải những loại mụn này, bạn nên liên hệ với bác sĩ da liễu. Các bác sĩ sẽ loại bỏ mụn tại tại phòng khám bằng các dụng cụ chuyên dụng và vô trùng. Đồng thời kê đơn thuốc giúp làm lành mụn viêm.

Nên nặn mụn khi nào?

Thời điểm nặn mụn tốt nhất là khi mụn bạn đã khô và không bị viêm. Mụn không viêm hình thành khi dầu thừa và tế bào da chết bị tắc nghẽn trong các nang lông. Chẳng hạn như mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Bởi vì những loại mụn này nằm sát bề mặt da. Nên bạn có thể nặn mụn dễ dàng.

Cách nặn mụn an toàn không gây sưng tấy

Đối với mụn đầu trắng

Theo các chuyên gia da liễu, các bước chuẩn bị để nặn mụn đầu trắng an toàn như sau:

  • Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước trong 30 giây rồi lau khô bằng khăn sạch.
  • Rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt thông thường.
  • Sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết có Alpha Hydroxy Acid hoặc Beta Hydroxy Acid.
  • Dùng bông gòn thấm cồn để thoa lên vùng da bị mụn.

Sau khi làm sạch da mặt và tay, tiếp theo bạn nên nặn mụn theo các bước sau:

  • Đắp khăn sạch và ấm lên nốt mụn trong tối đa 5 phút. Điều này có thể giúp làm mềm da và giúp lấy nhân mụn dễ dàng hơn.
  • Khử trùng kim nhỏ bằng cồn y tế.
  • Chọc kim nhẹ nhàng vào giữa mụn đầu trắng.
  • Đeo bao tay y tế hoặc quấn miếng bông quanh các đầu ngón tay. Nhẹ nhàng ấn xuống để lấy nhân mụn ra ngoài.
  • Nếu chưa lấy được nhân mụn, bạn hãy ngừng nặn. Lúc này mụn chưa khô hẳn và chưa là thời điểm thích hợp để nặn mụn. Vì vậy, bạn cần lưu ý nên nặn mụn khi nào để không gây tổn thương da.
  • Điều quan trọng là tránh sử dụng móng tay. Vì chúng có thể làm rách da, khiến da bị trầy xước và lây lan vi khuẩn.

Đối với mụn đầu đen

Mụn đầu đen khác với mụn đầu trắng vì lỗ chân lông đã mở ra. Do đó, cách nặn mụn đầu đen khác với cách nặn mụn đầu trắng.

  • Rửa mặt và tay theo cách trên.
  • Sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết với Alpha Hydroxy Acid hoặc Beta Hydroxy Acid.
  • Đắp một chiếc khăn sạch và ấm lên vùng da cần nặn mụn trong 5 phút.
  • Dùng các ngón tay ấn nhẹ ở vùng da xung quanh mụn đầu đen.
  • Tránh nặn quá gần mụn đầu đen, vì điều này có thể khiến mụn khó lấy ra hơn.
  • Không sử dụng móng tay. Đeo bao tay y tế hoặc quấn bông trên đầu ngón tay để bảo vệ da khỏi bị thương.
  • Nếu bóp nhẹ nhưng nhân mụn vẫn chưa ra ngoài, hãy dừng lại. Bạn hãy đợi đến lúc mụn khô hẳn và tiến hành nặn mụn.

Khi nào nên tham khảo ý kiến của bác sĩ?

Mụn trứng cá có thể để lại sẹo và ảnh hưởng đến ngoại hình của bạn. Nếu bạn bị mụn trứng cá dai dẳng, mà các phương pháp điều trị tại nhà không hiệu quả. Bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu.

Ngoài ra, khi bạn bị mụn viêm và khó chịu vì cảm giác đau rát. Bạn không nên tự nặn mụn tại nhà. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy đau rát da hơn. Đồng thời gây nhiễm trùng và tổn thương da vĩnh viễn. Vì vậy, nên nặn mụn khi nào là điều quan trọng mà bạn cần chú ý để tránh viêm da.

Bác sĩ da liễu có thể kê đơn các loại thuốc theo toa chuyên biệt có thể giúp làm sạch mụn. Thêm nữa là ngăn ngừa sẹo và cải thiện tình trạng tổn thương da.

Giới thiệu sản phẩm làm sạch da ngừa mụn Dermalogica

Gel rửa mặt giảm mụn và làm dịu da Dermalogica Special Cleansing Gel

Special Cleansing Gel là sản phẩm lành tính cho da với công thức tiên tiến. Sản phẩm chứa chất tạo bọt sinh học, làm sạch dịu nhẹ mà không gây khô căng da. Đồng thời gel rửa mặt còn chứa tinh dầu hoa oải hương và chiết xuất bạc hà. Giúp kháng viêm, giảm sưng do mụn và khôi phục hàng rào bảo vệ da. Thêm vào đó là khả năng dưỡng ẩm lâu dài và giảm kích ứng với Glycerin. Nếu bạn cần một sản phẩm làm sạch da dịu nhẹ và an toàn cho da mụn. Hãy thử Special Cleansing Gel nhé!

Bên cạnh tìm hiểu thêm 3 bước làm sạch chuẩn chuyên gia từ Dermalogica tại đây.

Tẩy tế bào chết làm sáng da và giảm mụn Dermalogica Daily Microfoliant

Ngoài việc cần lưu ý nên nặn mụn khi nào. Bạn cũng nên chú ý cả các bước chăm sóc da giúp làm giảm mụn. Một sản phẩm tiếp theo giúp bạn khắc phục tình trạng mụn đầu đen hiệu quả. Tẩy da chết Daily Microfoliant với Salicylic Acid giúp nhẹ nhàng loại bỏ tế bào chết. Làm thông thoáng lỗ chân lông và giảm mụn. Kết hợp với Enzyme từ đu đủ và gạo mang lại hiệu quả làm sáng da.

Ngoài ra, sản phẩm còn giúp làm dịu da và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Allantoin giúp làm giảm cảm viêm rát do kích ứng da. Kết hợp với Ginkgo Biloba làm giảm nếp nhăn cho da. Thêm vào đó là chiết xuất trà trắng và rễ cam thảo. Giúp tăng cường sức khỏe làn da và cải thiện lão hóa. Bạn cần một sản phẩm giúp làm sạch tế bào chết và cải thiện mụn ư? Daily Microfoliant chính là một lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.

Mong rằng các bạn sẽ có lời giải đáp cho thắc mắc nên nặn mụn khi nào. Hãy chăm sóc da đúng cách và nặn mụn một cách khoa học bạn nhé! Điều này sẽ giúp các bạn tránh viêm nhiễm và thâm sẹo sau khi nặn mụn đấy. Bạn có thể tham khảo chi tiết toàn bộ nuôi dưỡng làn da mụn, da xỉn màu dễ bong tróc tại đây.

Dermalogica chúc các bạn sớm lấy lại được làn da khỏe mạnh rạng ngời.

Related articles

Go to full site