Qua bài viết này, Dermalogica xin chia sẻ đến bạn đọc những nguyên nhân tại sao da không đều màu. Bạn có thể dễ dàng tìm được lời giải đáp cho vấn đề da của mình tại đây.
Da không đều màu là gì?
Da không đều màu là điểm dễ nhìn thấy nhất vì sự đổi màu và thay đổi cấu trúc da. Dù bạn là loại da nào màu da đều có thể không đồng đều. Tình trạng sạm da này có thể vì sản xuất melanin quá mức. Melanin là sắc tố tạo ra màu da và mái tóc. Khi hoạt động quá mức sản sinh ra các đốm và mảng sẫm màu trên da.
Tương tự việc không đều da. Kết cấu da dễ mất cân bằng vì nhiều lý do khác nhau. Thế nên, bước đầu tiên cần xác định rõ tại sao da không đều màu để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Xác định dấu hiệu và triệu chứng tại sao da không đều màu?
Hầu hết da đều có sự không đồng đều ở một mức độ nhất định nào đó. Các vấn đề về sắc tố hoặc kết cấu da không đều màu là điều phổ biến xảy ra. Các dấu hiệu này có thể từ mức độ dễ thấy, vô hại cho đến khẩn cấp, thậm chí nguy hiểm. Việc xác định rõ nguyên nhân cần được kiểm tra kỹ lưỡng từ các bác sĩ da liễu hay chuyên gia trị liệu da có chuyên môn.
Nguyên nhân thường gặp nhất là da sản xuất dư melanin. Các nguyên nhân khác có thể từ di truyền, mụn và sẹo sau mụn, thay đổi nội tiết tố. Các nguyên nhân này thường không gây hại về thể chất. Tuy nhiên, về lâu dài ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý người gặp vấn đề da.
Khi tình trạng da nghiêm trọng hơn, các dấu hiệu và triệu chứng càng dễ nhìn thấy. Đây có thể là triệu chứng bệnh lý tiềm ẩn cần lưu ý. Nên tham khảo ý kiến và chẩn đoán bác sĩ để điều trị kịp thời và chính xác.
Tại sao da không đều màu?
Bài viết này Dermalogica xin đề cập đến nguyên nhân phổ biến khiến kết cấu da và tông màu da không đều màu. Cùng với các dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng. Qua đó, bạn có thể dễ dàng nhận biết khi gặp vấn đề về da.
Tăng sắc tố do sẹo hoặc mụn
Sẹo do mụn hoặc do chấn thương da là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất khiến da tăng sắc tố. Tăng sắc tố do sẹo mụn dễ nhìn thấy sau khi vết thương trên da lành. Chúng có hình dạng các đốm đen thường do mụn trứng cá hoặc tổn thương do lấy mụn gây ra.
Các vết thâm do tăng sắc tố này thường phẳng, màu nâu sẫm, đỏ, xám, đen, hồng hoặc tím. Khi da lành sau mụn, lượng melanin dư thừa sẽ sản xuất hỗ trợ cơ thể phục hồi. Kết quả là vùng da này bị đổi màu vĩnh viễn hoặc có khả năng mờ dần theo thời gian.
Ngoài ra, triệu chứng này cũng xuất hiện sau khi điều trị thẩm mỹ. Ví dụ như phương pháp lột da hóa học, mài da hoặc điều trị bằng laser. Vì thế bạn nên suy xét kỹ lưỡng trước khi lựa chọn dịch vụ tại cơ sở điều trị chuyên dụng.
Ô nhiễm
Các hạt bụi và không khí từ môi trường bên ngoài liên quan đến khu vực bạn sinh sống hoặc làm việc. Chúng rất dễ xâm nhập vào da dẫn đến việc tạo nên hắc sắc tố dạng đốm nâu li ti.
Khu vực tiếp xúc nhiều nhất với môi trường bên ngoài là vùng da mặt. Vì thế khi gặp phải các tác nhân ô nhiễm. Da mặt sẽ hình thành sớm nhất các hắc sắc tố. Vì thế bạn cần sản phẩm chăm sóc làm sạch các tác nhân ô nhiễm từ môi trường. Cách dễ nhất chính là tẩy tế bào chết, Dermalogica xin gợi ý đến bạn dòng sản phẩm tẩy da chết cấp độ chuyên gia này. Bạn có thể tham khảo xem mình có phù hợp với gợi ý từ chúng tôi không nhé.
Tác hại của ánh sáng Mặt trời và ánh sáng xanh
Tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời hay ánh sáng xanh dễ dẫn đến tổn thương và lão hóa sớm. Nguyên nhân này dẫn đến sự đổi màu và thay đổi cấu trúc da. Vì cơ thể sản xuất dư thừa melanin để bảo vệ da khỏi tia UV có hại. Thế nên nếu bạn không bảo vệ làn da trước tác hại tia UV. Bạn chắc hẳn cũng không thấy lạ khi biết tại sao da không đều màu.
Tác hại khác của tia UV từ mặt trời cũng có hại như cháy nắng, bong tróc da, khô da và sạm nám tàn nhang. Trường hợp nguy hiểm khác là dày sừng, khiến da có các mảng đỏ, sần sùi, đóng vảy sau khi phơi nắng. Những người mắc phải biểu hiện trên có nguy cơ phát triển ung thư da cao hơn.
Mao mạch máu bị vỡ
Khi các mao mạch hoặc mạch máu trên mặt vỡ hoặc to ra. Kết quả dễ nhìn thấy là đường màu đỏ nhạt và không xuất hiện dưới bề mặt da. Các mao mạch vỡ bị mô tả dễ hiểu nhất là “tĩnh mạch mạng nhện”, hoặc các mô hình mạng nhện màu đỏ. Chúng dễ nhìn thấy dưới da ở bất kỳ đâu trên cơ thể.
Thông thường, các mao mạch bị vỡ được tìm thấy trên mặt hoặc chân. Chúng không gây ra triệu chứng gì cụ thể ngoài thay đổi vẻ ngoài của làn da.
Nguyên nhân gây ra mao mạch máu bị vỡ thường do:
- Di truyền,
- Mang thai,
- Phơi nắng,
- Thời tiết thay đổi khắc nghiệt,
- Chấn thương,
- Dị ứng với hóa chất hoặc chất kích ứng từ môi trường
- Triệu chứng phụ của mao mạch bị vỡ là bệnh Rosacea.
Tham khảo chi tiết cách chọn sản phẩm chăm sóc da nhạy cảm, da đang bị tổn thương qua bài viết sau.
Nhiễm nấm hoặc vi khuẩn
Các vết cắt, vết xước và vết hở trên da có thể làm vi khuẩn hoặc nhiễm nấm xâm nhập. Da sẽ đổi màu khi bị nhiễm nấm hoặc vi khuẩn. Nhiễm các loại nấm như lang ben, hắc lào hoặc nấm candida ảnh hưởng ở một vùng cụ thể. Hoặc vi khuẩn sẽ làm thay đổi màu sắc và kết cấu vùng da đó.
Bạch tạng
Trái ngược với chứng tăng sắc tố da. Bạch tạng là tình trạng da mất sắc tố. Điều này xảy ra khi các tế bào thường tạo ra melanin ngừng sản xuất nó. Khiến làn da sáng xuất hiện các nốt đốm bất kỳ đâu trên toàn cơ thể.
Trứng cá đỏ
Rosacea là một tình trạng da mãn tính. Da bệnh nhân sẽ ửng đỏ, các mạch máu mở rộng. Đôi khi da sẽ sần sùi đầy mủ xung quanh mũi, má và cằm.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Rosacea gồm:
- Viêm sưng các mạch máu trên mũi, má
- Da nhạy cảm, mẩn đỏ chung ở khu vực trung tâm khuôn mặt
- Có thể cảm thấy da nóng hoặc sưng tấy. Điều này có thể đi kèm các nốt sưng nhỏ có hoặc không có mủ. Nhìn da trông như bị mụn trứng cá.
- Khoảng 50% người mắc Rosacea cho biết da bị kích ứng, khô, sưng và đỏ mắt.
Ung thư da
Nguyên nhân khiến da đổi màu khi các tổn thương trên da không tự phục hồi chính là ung thư. Điều này trở nên rõ ràng khi tổn thương thay đổi hình dạng, kích thước hoặc màu sắc. Ví dụ như u ác tính, dày sừng quang hóa, ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và các tổn thương do ung thư da gây ra.
Trong cơ thể người có hơn 150 gen được chứng minh để điều chỉnh sắc tố trên da. Đây là điểm khiến da không đồng đều cũng vì nhiều lý do khác nhau. Các gen quan trọng nhất có ảnh hưởng đến sắc tố da là tế bào hắc tố. Khi sản sinh hắc tố, tế bào sừng tiếp nhận hắc tố rồi đưa chúng lên bề mặt da. Khi cơ thể xử lý melanin trong da ở mức độ trung bình kết quả da đều màu. Tuy nhiên, sự sản xuất quá mức, tông da sẽ mất sự đồng đều ở các vùng da bị ảnh hưởng khiến da kém thẩm mỹ.
Muốn cải thiện tông da không đều màu mời bạn đón đọc bài viết này của Dermalogica nhé.
Để lại bình luận